NCS Hà Thị Phương Dung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 22/05/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hà Thị Phương Dung, chuyên ngành Kế toán, với đề tài "Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam".
Thứ hai, ngày 21/04/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài : Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam
Chuyên ngành:  Kế toán, Kiểm toán và phân tích           
Mã số: 62.34.03.01
Nghiên cứu sinh: Hà Thị Phương Dung     
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Nguyễn Thị Đông          2. PGS.TS Nguyễn Hữu Ánh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Nghiên cứu lý luận kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính, luận án đã chỉ ra rằng:

(1) Hiện tượng nhận diện sai công cụ tài chính dẫn đến thông tin đầu vào của quá trình kế toán không chuẩn xác, từ đó quá trình xử lý thông tin không hiệu quả, giảm chất lượng thông tin đầu ra.

(2) Cơ sở đo lường công cụ tài chính là giá trị hợp lý chưa được áp dụng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu ích của thông tin kế toán. Để khắc phục, nhà nước xây dựng nền tảng thị trường hoạt động, ban hành các văn bản hướng dẫn cơ sở đo lường giá trị hợp lý, đưa ra các chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính tạo khung pháp lý kế toán công cụ tài chính.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Để hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính, ngoài các biện pháp hoàn thiện trong quy trình kế toán, cần có các giải pháp gắn liền với tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Điều này được kiểm chứng thông qua kết quả của luận án, trong đó mức độ công bố và trình bày thông tin về công cụ tài chính bị ảnh hưởng đồng thời bởi nhân tố bên trong quy trình kế toán (từ nhận diện, phân loại, đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính) và nhân tố bên ngoài là các đặc điểm riêng của doanh nghiệp (quy mô doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh, uy tín doanh nghiệp kiểm toán). Từ kết quả nghiên cứu trên luận án đề xuất các giải pháp:

(1) Thống nhất việc nhận diện, phân loại ban đầu công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh làm cơ sở cho việc xử lý nhất quán thông tin đầu vào của quy trình kế toán.

(2) Chuẩn hóa cơ sở đo lường giá trị hợp lý thông qua hệ thống giáo dục, biện pháp tuyên truyền, đồng thời Nhà nước cần hoàn thiện nền tảng thị trường hoạt động giúp cho việc xác định giá trị hợp lý.

(3)Xây dựng nguyên tắc kế toán công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh dựa trên thực trạng kế toán tại các doanh nghiệp và thông lệ kế toán quốc tế được thừa nhận rộng rãi.

(4) Về phía Nhà nước cần có quy định, chế tài cụ thể về việc trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính.  Đồng thời nhà quản trị doanh nghiệp, cổ đông, nhà đầu tư… cần có sự quan tâm thích đáng để bộ máy kế toán không ngừng đổi mới, nâng cao mức độ, chất lượng công bố thông tin được công bố.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topics: Completing Financial instrument accounting for nonfinancial firms in Vietnam
Major: Accounting, Audit and Analysis               
Major code: 62.34.03.01
Postgraduate’s full name: Ha Thi Phuong Dung         
Instructors: 1. Ass. Prof, Dr. Nguyen Thi Dong    2. Ass. Prof, Dr. Nguyen Huu Anh

New scholar and theoretical contributions

The theoretical research on financial instruments accounting has pointed out that:

(1) The wrong identification of financial instruments provides incorrect accounting input, resulting in ineffective data processing and poor quality of output information.

(2) The fair value method has not been applied to measure financial instruments, reducing the usefulness of accounting information. To improve the situation, the Government should construct a firm foundation for the operation of market, issue guiding documents on the fair value measurement and accounting standards for financial instruments to formulate a legal framework for financial instruments accounting.

Recommendations

In order to complete the financial instruments accounting for non-financial firms in Vietnam, besides the completion of accounting procedure, it also requires the solutions that are suitable to the firm’s operation. The validity of this recommendation is testified through the findings, which demonstrate that the degree of presentation and disclosure of financial instruments are affected by both internal factors of the accounting procedure (form identification, classification, measurement, recognition, presentation and disclosure of financial instruments) and external factors (firm’s features such as scale, business result, reputation of auditing firm). Based on these findings, the recommendations are as follows:

(1) Systemize the initial identification and classification of basic financial instruments and derivatives to serve as the foundation for the consistent processing of input data for the accounting procedure;

(2) Standardize the basis for fair value measurement by various means: education and training, communication; and the Government need to create a firm foundation for the operation of the market to enable the fair value measurement;

(3) Formulate accounting principles for basic financial instruments and derivatives base on the status-quo at enterprises and the generally-accepted statistics on accounting;

(4) The Government needs to issue regulations and mechanisms on the presentation and disclosure of financial instruments. Meanwhile, managers, shareholders, investors, etc should have appropriate support to innovate the accounting practice, enhance the degree and quality of information.