Nghiên cứu sinh Cầm Anh Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 20/04/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Cấm Anh Tuấn, chuyên ngành Quản lý công, với đề tài "Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc".
Thứ sáu, ngày 12/03/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc
Chuyên ngành: Quản lý công               Mã số: 9310110_QLC
Nghiên cứu sinh: Cầm Anh Tuấn        Mã NCS: NCS37.135QLC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung thêm khái niệm về chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS). 
Đánh giá chính sách ở Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng ở đánh giá nội bộ. Cơ quan ban hành, tổ chức thực hiện chính sách cũng là cơ quan đánh giá chính sách, khiến việc đánh giá chưa thực sự khách quan, chưa chắc đã đồng nhất với ý kiến của đối tượng thụ hưởng. Vì vậy, luận án thực hiện đánh giá chính sách ở cả hai chiều: (i) từ trên xuống thông qua đánh giá chính sách theo chu trình chính sách với các tiêu chí kết quả đầu ra, khả năng tiếp cận chính sách, mức độ cải thiện cuộc sống người dân (thu nhập, giảm nghèo, các dịch vụ vật chất cơ bản...); (ii) tiếp cận từ dưới lên, thông qua đo lường cảm nhận của người dân về chính sách (nội dung, công tác hoạch định, công tác triển khai, kết quả chính sách hỗ trợ nhà ở (HTNO)), và cảm nhận vai trò được tham gia vào chính sách của người dân. Chỉ số hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về chính sách HTNO cũng được luận án ước lượng và phân tích. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: 

Tình trạng thiếu đất ở/nhà ở vùng DTTS khu vực Tây Bắc, bên cạnh các nguyên nhân truyền thống như đất xấu; thiên tai bão lụt, sạt lở đất diễn ra với tần suất lớn; tỷ lệ sinh cao thì tỷ lệ tách hộ cao cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể. Tình trạng tách hộ bởi tảo hôn, hoặc lợi dụng chính sách để được nhận hỗ trợ đã dẫn đến tăng tỷ lệ các hộ nghèo, thiếu đất ở, nhà ở tại khu vực Tây Bắc, gây quá tải đối với khả năng hỗ trợ của chính sách. 
Chính sách HTNO hiện nay còn thiếu và yếu. Nổi bật trong đó là chính sách đa mục tiêu nhưng thiếu nguồn lực thực hiện, thiếu khảo sát quỹ đất, giá đất tại các địa phương dẫn đến chính sách yếu về hiệu lực, hiệu quả ở đa số các địa phương khu vực Tây Bắc. Mức độ bao phủ của chính sách còn thấp (hơn 90% hộ chưa tiếp cận được đất sản xuất, hơn 80% hộ chưa tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ); (ii) mức độ cải thiện đời sống người dân thấp (đa số hộ đánh giá ít cải thiện); (iii) mức độ hài lòng của người dân đối với chính sách chưa cao. 
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, luận án đã xây dựng 3 nhóm giải pháp lớn với 14 giải pháp cụ thể. Luận án cho rằng cần thiết phải quan tâm dư luận xã hội, chú trọng khâu phản biện chính sách, huy động trí tuệ của toàn xã hộ trong hoạch định, triển khai và đánh giá chính sách. Trong đó tính khả thi của chính sách (sự phù hợp giữa mục tiêu của chính sách với các nguồn lực hiện có của nhà nước cũng như địa phương) và sự đáp ứng của chính sách (nội dung, mức độ và phương thức hỗ trợ) với đối tượng thụ hưởng (các hộ dân nghèo vùng DTTS). 

 

----------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Dissertation: Housing policy for ethnic minorities in the Northwestern region
Major: Public Administration                   Code: 9310110_QLC
PhD Candidate: Cam Anh Tuan            Candidate ID: NCS37.135QLC
Supervisor: Assoc. Prof. Đo Thi Hai Ha
Institution: National Economics University 

Academic and theoretical contributions

The dissertation has systemised and supplemented the concept of housing policies for ethnic minorities. 
Policy assessment in Vietnam as of now is restricted to internal assessment. The agency in charge of issueing and organising the implementation of the policy is also the one to assess it, which makes the assessment not objective and possibily unsynonymous with the beneficiary’s opinions. Therefore, the dissertation conducts the two-way assessment: (i) top-down approach through policy procedures, output criteria, policy assessibility, level of improvement in life quality (income, poverty reduction, necessities, etc.); (ii) bottom-up approach through measuring satisfaction level of the beneficiaries about the policies (content, policy making processes, implementation, results), and their sense of engagement in policies. The satistfaction indicator and factors affecting the satisfaction of the beneficiaries are also estimated and analysed in the dissertation. 

Findings and recommendations: 

The shortage of residential land/housing among the northwestern ethnic minorities is significantly caused by household seperation besides traditional reasons like poor land, natural disasters with high frequency, and high birth rate. Household seperation due to young marriage, or taking advantage of the policies to receive allowances has led to the increased rate of poor households, residential land/housing shortage in the northwestern region, which has overwhelmed the support capacity of the policies. 
The current supporting policies are insufficient and weak. The prominent one, multi-objective policy, lacks resources for implementation, surveys on land fund and land price in localities, which has affected the impacts and efficiency of the policies in most northwestern provinces. The coverage of the policies remains limited (over 90% of the households have not accessed to production land while over 80% of the households have not accessed to the funding); (ii) little improvement in life quality (most households evaluated “little improved”); (iii) low satisfaction level on the policies. 
Based on the findings, the dissertation has developed 14 solutions diviđe into 3 groups. The dissertation believes that it is essential the public opinions be taken into consideration, policy critique be emphasised, the intelligence of the whole society be mobilised in making, implementing and assessing any policy. What should be particularly considered are the policy feasibility (how the policy objectives match with current resources of the state and provinces) and the policy response (content, level and mode of assistance) to the beneficiaries (poor ethnic minority households)