Viện Đào tạo Sau đại học - ĐH KTQD

Nghiên cứu sinh Đàm Đình Mạnh bảo vệ luận án tiến sĩ

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đàm Đình Mạnh, chuyên ngành Kinh tế học (Thống kê kinh tế), với đề tài: Tác động của các nhân tố đến năng suất lao động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
Thứ ba, ngày 16/04/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của các nhân tố đến năng suất lao động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học (Thống kê kinh tế)    Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh: Đàm Đình Mạnh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Đức Triệu
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Về mặt lý luận: Luận án đã tổng hợp và hệ thống lý thuyết liên quan đến năng suất lao động (NSLĐ) và các yếu tố ảnh hưởng ở cấp độ doanh nghiệp, tập trung vào các yếu tố chính là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu. Sau đó, luận án thiết lập hai mô hình nghiên cứu thực nghiệm để phân tích tác động của FDI và xuất khẩu tới NSLĐ có tính đến các biến đặc trưng doanh nghiệp, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, mức độ thâm dụng công nghệ và yếu tố vùng kinh tế.
Về mặt học thuật: Thứ nhất, luận án sử dụng các phương pháp hồi quy khác nhau, cả hồi quy dữ liệu mảng tĩnh và động để ước tính tác động của các yếu tố đến NSLĐ theo vùng kinh tế, mức độ thâm dụng công nghệ, sự khác biệt của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu. Thứ hai, luận án đã tổng hợp một cách khá đầy đủ các biến đại diện cho FDI, xuất khẩu thường được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu lan toả đã có. Bên cạnh đó, luận án sử dụng cách tiếp cận mới là đưa biến tương tác giữa xuất khẩu và vốn, lao động vào mô hình. Việc sử dụng các biến tương tác này giúp mô hình kiểm soát cũng như phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

1) Thông qua các kết quả đạt được luận án đã cung cấp những bằng chứng về tác động của FDI, xuất khẩu đến NSLĐ của ngành chế biến chế tạo theo vùng và mức độ thâm dụng công nghệ. 
     - FDI có tác động tiêu cực đến NSLĐ ngành chế biến chế tạo Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên xét theo các kênh lan toả riêng thì ảnh hưởng tích cực xảy ra ở lan toả ngang và lan toả xuôi. Khi so sánh giữa các nhóm ngành thâm dụng công nghệ, tác động tiêu cực của FDI xảy các nhóm ngành công nghệ thấp và công nghệ cao nhưng tích cực với nhóm ngành công nghệ trung bình. Bên cạnh đó tác động của FDI cũng khác nhau giữa các vùng kinh tế tuỳ thuộc vào các chỉ số môi trường thể chế kinh doanh.
      - Luận án khẳng định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa tích cực từ xuất khẩu đến NSLĐ ngành chế biến chế tạo Việt Nam. Tuy nhiên, mức ảnh hưởng của xuất khẩu đến NSLĐ diễn ra không đồng nhất mà phụ thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của doanh nghiệp trong nước, cụ thể mức độ tác động của xuất khẩu còn chịu sự kiểm soát của mức trang bị vốn và quy mô doanh nghiệp. 
2) Kết quả nghiên cứu cho thấy thực sự tồn tại tác động trong dài hạn của các yếu tố mức trang bị vốn, chất lượng lao động, lan toả ngang, liên kết xuôi, khoảng cách công nghệ, mức độ tập trung, sở hữu doanh nghiệp và sự hỗ trợ doanh nghiệp đến năng suất lao động. Tuy nhiên, các tác động này không xảy ra đối với nhóm ngành công nghệ cao. Việc xem xét tác động dài hạn là khác với các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào ảnh hưởng ngắn hạn.
3) Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, luận án đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả khi khai thác ảnh hưởng lan toả từ FDI, xuất khẩu và các yếu tố khác đến NSLĐ của ngành chế biến chế tạo Việt Nam. Trong đó, hiệu ứng lan tỏa từ FDI có thể được gia tăng thông qua việc thúc đẩy các mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có mức độ vốn hóa cao và quy mô lớn. Các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo có mức độ công nghệ trung bình là nhóm doanh nghiệp mà hoạt động xuất khẩu tác động mạnh nhất. Do đó, hàm ý chính sách” nhằm khuếch đại hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu cần chú trọng xây dựng các giải pháp hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu hướng đến nhóm doanh nghiệp “này. 
------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The impacts of factors on labor productivity of manufacturing enterprises in Vietnam
Major: Economics (Economic Statistics)    Code: 9310101
Graduate student:  Dam Dinh Manh
Supervisor: Prof. Dr. Bui Duc Trieu
Training institution: National Economics University 

New theoretical and academic contributions 

Theoretically: The thesis has synthesized and systematized theories related to labor productivity and factors at the enterprise level, focusing on the main factors of FDI, and export. After that, the thesis establishes two empirical research models to analyze the impacts of FDI and exports on labor productivity taking into account enterprise-specific variables, provincial competitiveness index, technology intensity, and economic region factors.
Academically: First,  the thesis uses different regression methods, both static and dynamic panel data regressions, to estimate the impacts of factors on labor productivity by economic region, level of technology intensity, and differences between exporting and non-exporting enterprises. Second, the thesis synthesized quite fully the variables representing FDI and exports that are commonly used in existing spillover studies. In addition, the thesis uses a new approach to bring the interaction variable between exports and capital and labor into the model. The use of these interaction variables allows the models to control and to have a deeper analysis of the relationships between factors.

New findings and proposals drawn from the results of research and survey of the thesis 

1) Through the results achieved, the thesis provided evidence on the impacts of FDI, exports to labor productivity of the manufacturing industry by region, and the level of technology intensity. 
     - FDI has a negative impact on the labor productivity of Vietnam's manufacturing industry in both the short and long term. However, in terms of individual spillover channels, positive influences occur in horizontal spillover (hor), and downward spillover (for). When comparing technology-intensive industry groups, the negative impact of FDI occurs in low-tech and high-tech sectors but is positive with medium-tech sectors. In addition, the impact of FDI also varies between economic regions depending on business institutional environmental indicators.
      - The thesis affirms the existence of a positive spillover effect from exports to the labor productivity of Vietnam's manufacturing industry. However, the impact of exports on labor productivity is not uniform but depends on the absorption capacity or specific characteristics of domestic enterprises, in particular, the impact of exports is also controlled by the level of capital equipment and the size of enterprises. 
2) The results show that there exists a long-term impact of capital equipping, labor quality, horizontal spillover, down-linkage, technology gap, concentration, business ownership, and business support on labor productivity. However, these impacts have not occurred in the high-tech sector. The consideration of long-term impact is different from previous studies that focused only on short-term effects.
3) Based on the research results obtained, the thesis proposes several policy suggestions to improve efficiency when exploiting spillover effects from FDI, exports, and other factors on the labor productivity of Vietnam's processing and manufacturing industry. In particular, the spillover effect from FDI can be increased through promoting linkages between FDI and domestic enterprises with a high level of capitalization and large scale. Manufacturing enterprises with an average level of technology are the group of enterprises that are affected the most by exports. Therefore, the policy implications" to amplify the spillover effects of exports should focus on the development of solutions to support export promotion aimed at this group of enterprises.