Nghiên cứu sinh Đàm Thị Kim Oanh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 01/12/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đàm Thị Kim Oanh, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài "Công bố thông tin bộ phận kinh doanh trên báo cáo tài chính tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ hai, ngày 19/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Công bố thông tin bộ phận kinh doanh trên báo cáo tài chính tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích       Mã số: 9340301
Nghiên cứu sinh: Đàm Thị Kim Oanh                       Mã NCS: NCS35.67KT
Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Thủy, TS. Phạm Thành Long
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

(1) Luận án đã tổng hợp cơ sở lý luận chung về công bố thông tin bộ phận (TTBP) kinh doanh trên Báo cáo tài chính (BCTC) theo yêu cầu của Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Việt Nam.
(2) Luận án đã sử dụng các cơ sở lý thuyết bao gồm: Lý thuyết đại diện (Agency Theory), Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory), Lý thuyết nhu cầu vốn (Captial Needs Theory) và Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Cost Theory) để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố TTBP kinh doanh trên BCTC. 
(3) Luận án đã xây dựng mô hình các nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp (DN) và nhóm nhân tố thuộc về quản trị DN ảnh hưởng tới mức độ công bố TTBP kinh doanh trên BCTC, cụ thể gồm: mức độ công bố TTBP chính yếu, TTBP thứ yếu, TTBP bắt buộc, TTBP tự nguyện và mức độ TTBP được công bố nói chung. Luận án đã sử dụng mô hình kinh tế lượng phù hợp cho dữ liệu bảng với biến phụ thuộc có đặc điểm là biến đếm nhận giá trị nguyên không âm nhằm cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố TTBP kinh doanh của các DN phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:

(1) Luận án đã làm rõ thực trạng TTBP kinh doanh được DN niêm yết công bố trên BCTC hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về công bố thông tin theo yêu cầu của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 28 và các quy định khác có liên quan.
(2) Kết quả nghiên cứu chỉ ra: Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng thuận chiều đến Mức độ TTBP được công bố; Khả năng sinh lời và Đòn bẩy tài chính ảnh hưởng thuận chiều đến TTBP thứ yếu; Tuổi doanh nghiệp ảnh hưởng ngược chiều đến TTBP tự nguyện, TTBP chính yếu và Mức độ TTBP được công bố; Số lượng buổi họp Hội đồng quản trị ảnh hưởng ngược chiều đến TTBP chính yếu, TTBP thứ yếu và Mức độ TTBP được công bố. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất một số khuyến nghị đối với nhà đầu tư, ngân hàng khi sử dụng TTBP kinh doanh do DN cung cấp khi cân nhắc đưa ra các quyết định quản lý và kinh doanh. Các công ty kiểm toán cùng với các cơ quan quản lý cần phải có các biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát các DN trong tuân thủ vấn đề công bố TTBP kinh doanh, góp phần minh bạch thông tin và thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển.


-------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Topic: Disclosure of segment information on financial statements at non-financial listed companies on the Vietnam Stock Exchange
Major: Accounting, Auditing and Analyzing
PhD student: Dam Thi Kim Oanh
Supervisor: Dr. Pham Thi Thuy, Dr. Pham Thanh Long
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contribution:

Firstly, the dissertation contributes to the improvement of disclosing segment information on the financial statements according to the requirements of International and Vietnamese Accounting Standards.
Secondly, the dissertation uses the theoretical bases including: Agency Theory, Signalling Theory, Captial Needs Theory and Proprietary Cost Theory to explain the effect of factors on the disclosure of segment information on the financial statements.
Thirdly, the dissertation constructs a model of factors including the factors of characteristics of the enterprise and the factors of corporate governance that affect the level of disclosure of segment information on the financial statements, such as: primary segment disclosure, secondary segment disclosure, mandatory segment disclosure, voluntary segment disclosure, and general segment disclosure. The dissertation uses a suitable econometric model for panel data with the dependent variable which is a count variable with non-negative integer values in order to provide empirical evidence on the influence of the factors on the level of disclosing segment information of non-financial listed companies in Vietnam stock market.

New findings and proposals from the research results of the dissertation:

Firstly, the dissertation shows the current situation of disclosing segment information on the financial statements that have not fully met the requirements of VAS 28 and other relevant regulations.
Secondly, the results of the research show that: Company size positively affects the level of disclosing segment information; Profitability and Financial Leverage positively affect the secondary segment information; The company age has a negative influence on the voluntary segment information, the primary segment information, and the level of disclosing segment information; The number of Board meetings has a negative impact on the primary segment information, secondary segment information and the level of disclosing segment information. Then, the dissertation proposes a number of recommendations for investors and bankers in using segment information provided by enterprises in order to make management and business decisions. Auditing companies and regulators need to have appropriate measures to control enterprises in compliance with the issue of segment disclosure that contributes to information transparency and promote the development of Vietnam's stock market.