Nghiên cứu sinh Dương Thị Chi bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 20/7/2021 tại G101 nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Dương Thị Chi, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài "Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh".
Thứ ba, ngày 22/06/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app
Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích    Mã số: 9340301
Nghiên cứu sinh: Dương Thị Chi                          Mã NCS: NCS39.25KT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất: Luận án đóng góp làm phong phú hơn trong tổng quan còn nhiều tranh cãi về điều chỉnh lợi nhuận và tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính, thông qua việc cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam với đặc thù riêng biệt và chưa được nghiên cứu trước đó. Hơn nữa, luận án được thực hiện tại sự kiện niêm yết với cửa sổ sự kiện 4 năm -sự kiện ít được nghiên cứu trong tổng quan và chưa được nghiên cứu tại Việt Nam.
Thứ hai: Trong tổng quan nghiên cứu, các học giả đưa ra tranh luận khác nhau về việc sử dụng mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận dựa trên dồn tích. Mỗi một mô hình có sức mạnh giải thích khác nhau, mỗi một mô hình có lợi thế riêng trong việc phát hiện một khía cạnh của điều chỉnh lợi nhuận, do vậy sẽ không có một mô hình hoàn hảo nào để phát hiện điều chỉnh lợi nhuận (Dechow và cộng sự, 1995; Guay và cộng sự, 1996; Kothari và cộng sự, 2005). Do vậy, để giải quyết vấn đề đó luận án sử dụng 4 mô hình đo lường khác nhau để đo lường.
Thứ ba: Các nghiên cứu trước thường chỉ sử dụng phương pháp OLS để đánh giá tác động của điều chỉnh lợi nhuận tới hiệu quả tài chính, cũng như chưa đánh giá ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai. Tuy nhiên, khi hiệu quả tài chính đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận thì sẽ có giới hạn tự nhiên, khi đó việc sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính có thể không còn phù hợp, do ước lượng thu được sẽ bị chệch và không vững (Papke & Wooldridge (1996)). Để làm vững chắc hơn kết quả nghiên cứu, luận án áp dụng thêm phương pháp cải tiến với các biến phụ thuộc bị ràng buộc một cách tự nhiên - phương pháp hồi quy tỷ lệ logit. Cũng như luận án xem xét cả góc độ mô hình khi có biến ngoại lai và không có biến ngoại lai.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất: Góp phần chứng minh rằng thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy nhà quản lý ưa thích sử dụng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh ngắn hạn thay vì các khoản dồn tích có thể điều chỉnh dài hạn trong điều chỉnh lợi nhuận. Sự kiện niêm yết cũng tương tự như các sự kiện IPO &SEO, các công ty niêm yết trên đều có động cơ thực hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận tại năm trước niêm yết nhằm mục đích đạt được các yêu cầu về lợi nhuận trước niêm yết
Thứ hai: Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các khuyến nghị chính sau:
Với cơ quan quản lý nhà nước: Cần thực hiện thêm các biện pháp để giám sát và kiểm soát để giảm mức độ bất cân xứng thông tin và tăng cường tính minh bạch và chất lượng trong báo cáo tài chính như đưa bản cáo bạch là đối tượng cần được kiểm toán, giám sát chất lượng kiểm toán.
Với các nhà đầu tư: Nhà đầu tư nên thận trọng, xem xét kỹ lưỡng, hoài nghi với các công ty có hiệu quả tài chính cao trước niêm yết; Các nhà đầu tư cũng nên thận trọng khi nắm giữ các cổ phiếu của các công ty mới niêm yết trong thời gian dài, vì có thể sẽ bị thua lỗ.
Với doanh nghiệp niêm yết: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận tích cực cao trong năm trước niêm yết, sẽ không được duy trì trong năm niêm yết, cũng như những năm sau, điều này sẽ ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp trong tương lai và điều chỉnh lợi nhuận của kỳ này, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của những kỳ sau và kéo dài trong dài hạn sau niêm yết.

--------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: Earnings Management And Financial Performance Of Firms Listing On The Vietnamese Stock Market
Major: Accounting, auditing and analysis    Code: 9340301
Training facility: National Economics University

New contributions in terms of theoretical aspects

First: Given the apparent mixed evidence in the existence of body knowledge, the thesis provides further evidence for the continued debate surrounding the existence of earnings management. In addition, the thesis presents the first comprehensive study of earnings management, financial performance in Vietnam, which is an emerging market with unique institutional features. The research undertaken is important because it examines this issue which has not been addressed in studies before. Moreover, unlike most other studies investigating earnings management and financial performance around IPO and SEO, this study conducts around listing event with 4 years event window.
Second: In order to mitigate the problems of earnings management measures, the research adopts 4 different models to estimate discretionary accruals (combination of total and current accruals model). The study indicates that these academic models are not only suitable for regulated developed markets such as the US or UK, but also for emerging country markets with a less transparent system and a weak legal system.
Third: In an attempt to control mis-specification and to improve the reliability of linear regression’s results, this research adds a new contribution by using the method for the dependent variables naturally bound - the fractional logit method (Papke and Wooldridge (1996; 2008). Furthermore, the thesis considers both the models including and excluding outliers.

New discoveries and recommendations obtained from research findings of the thesis  

First: This study provides a contribution to Vietnam market literature which offers proof that the academic models to detect earnings management are appropriate for the Vietnamese stock market. Additionally, the research shows that newly listed firms used current accruals to manipulate earnings upward in pre-listing year to be able to list on HOSE.
Second: Consistent with previous studies in developed markets, agency theory, signal theory, asymmetric information theory and behavioral theory are adequate to captures and to explains earnings management behaviour and poor financial performance in long run, as well as the negative effect of earnings management on financial performance which are applicable to Vietnam market.
Third: The research makes important recommendations to:
Policymaker: A further control and monitor measures that should be required to reduce information asymmetry and to enhance transparency and quality in financial reporting; To promulgate the legal framework and impose strict penalties for frauds and intentionally present information distortion in financial statements.
Investor: Investors should cautious and carefully consider and should be exercised when investing in newly-issued firms and when holding the shares of newly listed companies for a long time, it might be lost.
Firms: Firms should be aware that the high level of earnings management in pre-lising year cannot be sustained in subsequent periods and to recognize that higher level of earnings management in pre-listing year is associated with a higher level of poorer financial performance in long-run.