Nghiên cứu sinh Hoàng Thanh Huyền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 28/01/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Thanh Huyền, chuyên ngành Thống kê kinh tế, với đề tài "Nghiên cứu thống kê chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam"
Thứ sáu, ngày 24/12/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu thống kê chia sẻ chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế                 Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh: Hoàng Thanh Huyền             Mã NCS: NCS36.014TK
Người hướng dẫn 1: PGS. TS. Trần Thị Kim Thu;          Người hướng dẫn 2: TS. Bùi Hồng Quang
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1) Luận án làm sáng tỏ và phát triển quan điểm về chia sẻ chi phí đào tạo đại học (ĐTĐH). Chia sẻ chi phí ĐTĐH được hiểu là tỷ trọng phần trăm (%) đóng góp giữa các bên liên quan, gồm chính phủ (thông qua NSNN hay người đóng thuế), phụ huynh và/ hoặc sinh viên (thông qua học phí, lệ phí), nhà trường (thông qua các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu từ dịch vụ khoa học công nghệ, và các khoản cho biếu tặng) trong chi phí đào tạo bình quân một sinh viên.

(2) Luận án đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam, gồm 13 chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm: (1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí của Nhà nước; (2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí của nhà trường; (3) Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí của người học; (4) Nhóm chỉ tiêu phản ánh chia sẻ chi phí đào tạo đại học.  

(3) Luận án đề xuất các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng gồm: (1) Xu thế phát triển của GDĐH trên thế giới; (2) Cơ chế tài chính cho GDĐH; (3) Đặc điểm của trường đại học; (4) Đặc điểm của người học và gia đình.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

(1) Từ số liệu khảo sát thực tế ở các trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, luận án nghiên cứu chia sẻ chi phí ĐTĐH giữa các bên liên quan, gồm Nhà nước - Người học - Nhà trường. Kết quả cho thấy, chia sẻ chi phí chủ yếu được thực hiện ở các trường thuộc nhóm ngành có khả năng xã hội hoá cao như kinh tế, ngân hàng tài chính, luật; đối với các ngành khác như sư phạm, một số ngành khoa học cơ bản, hay một số ngành có chi phí đào tạo lớn thì mức độ thực hiện chia sẻ chi phí còn khá hạn chế.

(2) Kết quả phân tích mối liên hệ và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam cho thấy, cả 4 nhân tố (“Xu thế phát triển”, “Cơ chế tài chính”, “Đặc điểm của nhà trường”, “Đặc điểm của người học”) có ảnh hưởng đến chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam hiện nay; trong đó, nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến chia sẻ chi phí là “Đặc điểm của người học và gia đình”.  

(3) Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất mức chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam giữa các bên liên quan, gồm Nhà nước - Người học - Nhà trường trong thời gian tới; Kiến nghị lộ trình và điều kiện thực hiện chia sẻ chi phí ĐTĐH ở Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề tài chính cho GDĐH và giảm áp lực lên NSNN. Bên cạnh đó, để khắc phục những vấn đề còn tồn tại khi thực hiện chia sẻ chi phí ĐTĐH, luận án đề xuất một số kiến nghị với các chủ thể liên quan, gồm: (1) Các cấp quản lý nhà nước; (2) Các trường đại học; (3) Các doanh nghiệp, tổ chức, lực lượng xã hội khác.

--------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: A statistical study on cost sharing in higher education in Vietnam
Major: Economics Statistics             Code: 9310101
Doctoral candidate: Hoàng Thanh Huyền     Candidate’s code: NCS36.014TK
Instructor 1: Assoc. Prof. Dr. Trần Thị Kim Thu; Instructor 2: Dr. Bùi Hồng Quang
Institution: National Economics University

New theoretical contributions 

(1) This thesis sheds light on and develop the concept of cost sharing in higher education. Cost sharing in higher education is understood as the percentage of contributions made by stakeholders, including the government (in form of the state budgets), learners and learners’ families (in forms of tuition fee and others), and the institutions (in forms of revenues from business activities, scientific and technological services, and donations) in the average training cost per student.

(2)  The thesis proposes a system of statistical indicators for cost sharing in higher education in Vietnam, including 13 indicators divided into 4 groups: (1) The group of indicators reflecting the state's budgets; (2) The group of indicators reflecting the institution’s  expenses; (3) The group of indicators reflecting the costs paid by learners; (4) The group of indicators reflecting the share costs in higher education. 

(3) The thesis proposes the influencing factors and builds a research model of the factors affecting cost sharing in higher education in Vietnam. The influencing factors include: (1) Development trend of higher education in the world; (2) Financial mechanism for higher education; (3) Characteristics of the institutions; (4) Characteristics of learners and learners’ families. 

Findings and recommendations drawn from the result of the study

(1) Based on data from survey conducted at public institutions (or universities)  under the Ministry of Education and Training, the thesis studies cost sharing among stakeholders, including the State - Learners – Institutions. The results show that cost sharing is mainly carried out in institutions belonging to the areas of study with high socialization ability such as economics, banking and finance, and law; For other areas such as pedagogy, some basic sciences, or some majors with considerable training costs, the extent of cost-sharing is quite limited. 

(2) The results of analysis of the relationship and measurement of the influence of factors on cost sharing in higher education in Vietnam today show that all four factors (development trends, financial mechanism, characteristics of institutions, and characteristics of learners) have an influence on cost sharing of higher education in Vietnam today; among which the factor that has the strongest influence on cost sharing is the characteristics of learners and learners’ families.  

(3)  From the research results, the thesis proposes to promote cost sharing in higher education in Vietnam among stakeholders, including the State - Learners - Institutions in the coming time; Proposing the roadmap and conditions for implementing the cost sharing of higher education in Vietnam in order to solve financial problems for higher education and reduce pressure on the state budget. In addition, in order to overcome existing problems in the implementation of cost sharing, the thesis makes a number of recommendations to stakeholders, including: (1) State management levels; (2) Universities; (3) Other businesses, organizations and social forces.