Nghiên cứu sinh Lâm Văn Sơn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 19/06/2021 tại Phòng Hội thảo G01 Nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lâm Văn Sơn, chuyên ngành Toán kinh tế, với đề tài "Sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu dự báo cầu lao động của ngành chế biến thực phẩm: Tiếp cận từ phía doanh nghiệp".
Thứ hai, ngày 16/08/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu dự báo cầu lao động của ngành chế biến thực phẩm: Tiếp cận từ phía doanh nghiệp
Chuyên ngành: Toán kinh tế               Mã số: 9310101_TKT
Nghiên cứu sinh: Lâm Văn Sơn        Mã NCS: NCS35.06B2TKT
Người hướng dẫn: TS. Cao Xuân Hòa, PGS.TS. Từ Thúy Anh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

1) Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận đối ngẫu thông qua cực tiểu chi phí đã giải quyết được vấn đề không có giá đầu ra trong bải toán cực đại lợi nhuận để đưa ra mô hình phân tích, dự báo cầu lao động.
2) Luận án sử dụng phương pháp ước lượng mô hình mô men tổng quát GMM và mô hình hồi quy không gian Durbin với các biến trễ để khắc phục vấn đề nội sinh cũng như giải thích ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của các yếu tố đến cầu lao động. Điều này đã giúp báo cáo có được mô hình động để dự báo.
3) Phương pháp dự báo dựa vào mô hình cầu lao động theo cách tiếp cận đối ngẫu và khác với các dự báo trước đây, báo cáo này sử dụng giá trị dự báo sai số trong quá khứ để cải thiện độ chính xác của dự báo.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp luôn có quán tính, nghĩa là việc quyết định sử dụng lao động năm sau phụ thuộc rất mạnh vào số lao động đang sử dụng năm hiện tại.
Giá vốn và cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có quan hệ bổ sung, nghĩa là khi giá vốn tăng thì cầu lao động ngành này sẽ tăng.
Cầu lao động trong tương lai đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm không chỉ chịu tác động trực tiếp từ nội tại các doanh nghiệp trong cùng tỉnh mà còn chịu tác động gián tiếp từ các tỉnh lân cận như chi phí lao động, giá vốn, thay đổi công nghệ hay sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

----------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Using dual approach to forecast labor demand of food processing industry: Approach from business side 
Major: Mathematical Economics            Code: 9310101_TKT 
PhD candidate: Lam Van Son               Doctoral code: NCS35.06B2TKT 
Instructor: Dr. Cao Xuan Hoa, Assoc.Prof.Dr. Tu Thuy Anh 
Training institution: National Economics University 

The new academic and theoretical contributions of the thesis     

1) Research using the dual approach through cost minimization has solved the problem of no output price in the profit maximization problem to provide an analytical model and forecast labor demand. 
2) The thesis uses the GMM general method of moments and the Durbin spatial regression model with lagged variables to overcome the endogenous problem as well as to explain the direct and indirect effects of factors on labor demand. This resulted in the report a dynamic model for forecasting. 
3) The forecasting method is based on the labor demand model in a dual approach and different from previous forecasts, this report uses the past error forecast value to improve the accuracy of the forecast.

New conclusions and recommendations from research results

The use of labor in an enterprise always has inertia, meaning that the decision to use labor next year depends strongly on the number of employees currently using the current year. 
The cost of capital and the demand for labor in the food processing industry have a complementary relationship, meaning that when the cost of capital increases, the demand for labor in this industry will increase. 
The future labor demand for the food processing industry is not only directly affected by enterprises in the same province but also indirectly affected by neighboring provinces such as labor costs, capital costs, technological change or the development of the food processing industry.