Viện Đào tạo Sau đại học - ĐH KTQD

Nghiên cứu sinh Lê Đức Hoàng bảo vệ luận án tiến sĩ

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Đức Hoàng, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài: Bất bình đẳng trong giáo dục và suất sinh lợi của giáo dục ở Việt Nam
Thứ năm, ngày 11/04/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Bất bình đẳng trong giáo dục và suất sinh lợi của giáo dục ở Việt Nam
Chuyên ngành:      Kinh tế học                                     Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh:     Lê Đức Hoàng                                   Mã NCS: NCS.31.07TKT
Người hướng dẫn:      1. TS Nguyễn Mạnh Thế             2.GS.TS Lê Quốc Hội
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới của luận án: 

-  Phần lớn các nghiên cứu về bất bình đẳng (BBĐ) trong giáo dục (GD) ở Việt Nam tập trung nghiên cứu từ khía cạnh tiếp cận GD và xét tới một vài yếu tố gây BBĐ, điển hình như nghiên cứu của Nguyễn Đức Vinh (2009), Vũ Hoàng Linh (2012), Trần Quý Long (2014); một số ít nghiên cứu xem xét BBĐ giáo dục ở khía cạnh thành tựu GD như nghiên cứu của Rew (2009), Ngô Quỳnh An (2017)... Luận án nghiên cứu về BBĐ giáo dục trên đồng thời hai khía cạnh là tiếp cận GD và thành tựu GD; sử dụng các chỉ số đo lường BBĐ như tỉ lệ nhập học chung, tỉ lệ nhập học đúng tuổi, bằng cấp cao nhất đạt được, hệ số Gini GD, số năm đi học, độ lệch chuẩn của số năm đi học; đồng thời xem xét các nhân tố quan sát được có thể gây ra BBĐ. Trong luận án, mối quan hệ giữa BBĐ giáo dục với số năm đi học trung bình, BBĐ giáo dục với BBĐ thu nhập được đề cập và đánh giá. Đây là những vấn đề mà các nghiên cứu về BBĐ giáo dục ở Việt Nam trước đây chưa đề cập và phân tích một cách đầy đủ.
-  Luận án sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS); bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS) xử lí tính nội sinh của biến độc lập; thủ tục Heckman 2 bước khắc phục tính chệch của ước lượng do chọn mẫu và khắc phục vấn đề nội sinh của biến độc lập để ước lượng suất sinh lợi (SSL) của giáo dục. Đây cũng là đóng góp mới của luận án khi nhiều phương pháp và kỹ thuật ước lượng được sử dụng. Các nghiên cứu về SSL của GD ở Việt Nam trước đây sử dụng phương pháp OLS và thủ tục Heckman như Tinh Doan và John Gibson (2010), Tinh Doan và cộng sự (2018), McGuinness và cộng sự (2021) hoặc sử dụng 2SLS để khắc phục biến nội sinh như Nguyễn Hữu Dũng (2015), Trịnh Thị Hường (2022); tuy nhiên việc sử dụng thủ tục Heckman có xử lí vấn đề biến nội sinh để ước lượng SSL của giáo dục ở Việt Nam chưa thấy trong các nghiên cứu trước đây.
-  Từ kết quả ước lượng SSL giáo dục và tính hệ số Gini đo lường BBĐ trong GD, tác giả ước lượng mô hình với số liệu mảng theo tỉnh/thành phố các năm 2020-2022 xem xét tác động của SSL giáo dục tới BBĐ trong GD. Đây là một hướng tiếp cận mới để nghiên cứu mối quan hệ này.   

Các kết quả nghiên cứu chính và hàm ý chính sách của luận án:

-     Không có biểu hiện rõ rệt của BBĐ về giới trong GD khi xét đầy đủ trên khía cạnh tiếp cận GD, thành tựu GD và cả việc sử dụng thành tựu giáo dục. Điều này ngụ ý rằng Việt Nam đã thực hiện tốt việc tạo lập bình đẳng giới trong GD; đồng thời để duy trì và tăng cường bình đẳng giới trong GD thì cần duy trì được sự bình đẳng về SSL của GD giữa nam và nữ.
-     Còn tồn tại BBĐ rõ rệt về GD ở cả góc độ tiếp cận GD và thành tựu GD giữa các nhóm quan sát ở nông thôn/thành thị, dân tộc Kinh/Hoa với dân tộc khác, giữa các vùng kinh tế-xã hội. Suất sinh lợi giáo dục có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng này. Càng ở nhóm có hạn chế hơn trong việc tiếp cận GD và đạt các thành tựu GD thì hệ số Gini giáo dục lại càng cao. Điều đó gợi ý để giảm thiểu BBĐ trong giáo dục nói chung thì cần tạo lập sự bình đẳng GD giữa các nhóm xã hội, khi đó tình trạng BBĐ giáo dục trong nội bộ các nhóm có thể sẽ tự giảm xuống.
-     Khi xét quan sát theo các tỉnh/thành phố thì có bằng chứng thống kê của sự tồn tại đường cong Kuznets giáo dục; qua đó đề xuất Chính phủ cần có các giải pháp tích cực khuyến khích việc học tập, làm tăng nhanh số năm đi học trung bình để tiến tới giảm BBĐ giáo dục giữa các địa phương.
-     Có sự tác động thuận chiều của BBĐ thu nhập tới BBĐ giáo dục; như vậy để có được sự bình đẳng trong giáo dục thì trước hết cần tạo lập và duy trì được sự bình đẳng trong thu nhập giữa các nhóm.
-    SSL giáo dục của tỉnh có tác động tới xác suất đi học đúng độ tuổi và đạt được bằng cấp của các quan sát ở tỉnh đó, và có tác động thuận chiều tới BBĐ giáo dục của tỉnh (đo bởi Gini giáo dục tính theo số năm đi học). Như vậy hiệu quả kinh tế của GD cao có thể sẽ làm sâu sắc thêm các BBĐ giáo dục, do đó Chính phủ cần có các chính sách để điều chỉnh, duy trì SSL giáo dục hài hòa và bình đẳng giữa các nhóm đối tượng để góp phần tạo lập bình đẳng trong giáo dục.
-------------------------------------------

 NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Theme of the dissertation: Inequality in education and the return on education in Vietnam
Major:             Economics              Code of Major: 9310101
PhD candidate:     Le Duc Hoang           Code of PhD candidate: NCS31.07TKT
Instructors:         1. Dr Nguyen Manh The                     2. Prof. Dr Le Quoc Hoi
Training Institution:     National Economics University

•    New contributions of the thesis 

(1)    Most of the researches on inequality in education in Vietnam focus on the issue of access to education and the causes of inequality. Some typical works are Nguyen Duc Vinh (2009), Vu Hoang Linh (2012) and Tran Quy Long (2014). A few works have examined educational inequality with focus on educational achievement such as Rew (2009), Ngo Quynh An (2017). My thesis considers educational inequality on these two aspects at the same time. The indicators used to measure inequality are general enrollment rate, net enrollment rate, highest degree achieved, education’s Gini coefficient, years of schooling, standard deviation of years of schooling; at the same time, it considers factors that can cause inequality. In the thesis, the relationship between educational inequality and the average number of years of schooling, education inequality and income inequality are mentioned and evaluated. These two issues have not been fully addressed and analyzed in the literature. 
(2)    The estimation techniques used in the thesis are: the ordinary least squares (OLS), two-stage least squares (2SLS) (deals with the endogeneity of the independent variable), two-step Heckman procedure (overcomes the bias of estimates due to sampling and the problem of endogeneity of the independent variable) to estimate the return on education (SSL). This can be considered as the new contribution of thesis in which many estimation techniques are used. Several works on return on education in Vietnam used the OLS method and Heckman procedure are: Tinh Doan and John Gibson (2010), Tinh Doan et al. (2018), McGuinness et al. (2021). Two others used 2SLS to overcome endogenous variables are Nguyen Huu Dung (2015), Trinh Thi Huong (2022). However, use of the Heckman procedure to handle the problem of endogenous variables to estimate the return on education in Vietnam has not been seen in any other previous studies.
(3)    From the results of estimating return on education and calculating the Gini coefficient to measure inequality in education, the author estimates the model with panel data by province/city from 2020 to 2022 with the aim of considering the impact of return on education on inequality in education. This is a new approach to study this relationship.

•    New conclusions and recommendations from research results

(1)    There is no clear evidence of gender inequality in education when considering the aspects of access to education, educational achievements and even the use of educational achievements. This implies that Vietnam has done a good job of creating gender equality in education. At the same time, to maintain and enhance gender equality in education, it is necessary to maintain equality in return on education between men and women. 
(2)    There exists a clear inequality in education in both aspects of educational access and educational achievements between the following two groups: rural/urban areas, Kinh/Hoa ethnic groups and other ethnic groups, and between socio-economic regions. There are differences of return on education between the above two target groups. The higher education’s Gini coefficient are received for the more disadvantaged groups. This suggests that to reduce the inequality in education in general, it is necessary to create educational equality between social groups, then the situation of educational inequality within groups may decrease. 
(3)    When considering observations by provinces/cities, there is the statistical evidence of the existence of the educational Kuznets curve. Thereby, it is proposed that the Government needs to have solutions to encourage learning, rapidly increasing the average number of years of schooling to reduce educational inequality among localities.
(4)     There is a positive impact of income inequality on education inequality; Thus, to achieve equality in education, it is first necessary to create and maintain equality in income between groups.
(5)     The province's return on education has an impact on the probability of going to school at the right age and degree achievement. It also has a positive impact on the province's education inequality (measured by the education’s Gini in terms of the number years of schooling). Thus, the economic efficiency of high education may deepen educational inequalities. So, the Government needs to have policies to adjust and maintain harmonious and equitable educational return among target groups to contribute to creating equality in education.