Viện Đào tạo Sau đại học - ĐH KTQD

Nghiên cứu sinh Lê Văn Khương bảo vệ luận án tiến sĩ

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Văn Khương, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Thứ năm, ngày 11/04/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển                Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Lê Văn Khương                Mã NCS: NCS31.15PT
Người hướng dẫn: GS.TS. Ngô Thắng Lợi, PGS.TS. Hồ Sỹ Hùng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế tư nhân (TĐKT TN), đưa ra các định nghĩa, quan niệm, cách hiểu khách nhau về tập đoàn kinh tế (TĐKT) ở các quốc gia, đưa ra định nghĩa riêng về TĐKT TN;
(2) Xác định, làm rõ nội hàm “phát triển” và “phát triển TĐKT TN”, bao gồm sự gia tăng về lượng và thay đổi về chất của TĐKT TN và mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất trong quá trình phát triển TĐKT TN, đồng thời xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển của TĐKT TN;
(3) Khái quát, làm rõ các đặc điểm, phương thức hình thành, quan hệ liên kết, mô hình tổ chức quản lý và vai trò của TĐKT TN trong nền kinh tế;
(4) Xác định các nhân tố tác động đến sự phát triển của TĐKT TN, bao gồm nhóm các nhân tố tác động bên ngoài TĐKT TN (nhân tố khách quan) và nhóm các nhân tố tác động bên trong TĐKT TN (nhân tố chủ quan).

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1) TĐKT TN ở Việt Nam nhiều về số lượng, nhưng nhỏ về quy mô; mức độ tích tụ tập trung sản xuất chưa cao; năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế; thiếu chiến lược dài hạn và nền tảng để phát triển nhanh và bền vững. Đa số các TĐKT TN ở nước ta hoạt động theo nhóm công ty dưới hình thức công ty mẹ-công ty con và có các doanh nghiệp liên kết khác (theo cấu trúc hình tháp), trong đó quan hệ sở hữu vốn là  khá phổ biến và chặt chẽ. Có nhiều phương thức hình thành của TĐKT TN ở Việt Nam, trong đó phương thức góp vốn, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ngày càng phổ biến và sẽ là xu hướng chủ yếu để hình thành TĐKT TN, doanh nghiệp quy mô lớn, có tiềm lực mạnh trong thời gian tới.
 (2) TĐKT TN ở Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển từ các ngành, lĩnh vực kinh doanh truyền thống (bất động sản, xây dựng, khai khoáng...) sang các ngành, lĩnh vực có hàm lượng khoa học công nghệ cao hơn (năng lượng, công nghiệp, công nghiệp ô tô, điện tử, công nghệ cao...).
(3) Nhân tố quy mô và mức độ tích tụ tập trung sản xuất có tác động khá quan trọng đối với phát triển TĐKT TN ở Việt Nam, thể hiện ở năng lực tích lũy về vốn, công nghệ… để mở rộng quy mô, có sự gia tăng về quy mô để biến đổi về chất và phát triển ở trình độ cao hơn của TĐKT TN. Nhân tố chính sách, pháp luật của Nhà nước có tác động lớn và trực tiếp tới hạn chế hay thúc đẩy sự phát triển của TĐKT TN ở Việt Nam.
 (4) Quản trị tập đoàn thiếu minh bạch, mang nặng yếu tố “gia đình trị” đang là trở ngại lớn đối với phát triển TĐKT TN ở Việt Nam. Các TĐKT TN đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh hơn; có sự tham gia của cổ đông bên ngoài, cổ đông chiến lược nước ngoài thì mô hình quản trị chuyên nghiệp, minh bạch hơn.
(5) Thành lập “Liên đoàn các doanh nghiệp lớn” đại diện cho các TĐKT TN, doanh nghiệp có quy mô lớn ở Việt Nam là cần thiết, trở thành một công cụ điều tiết của Nhà nước để phát triển các ngành, lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ.
-------------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE Ph.D. DISSERTATION

Dissertation topic:     Developing private business groups in Vietnam
Major:             Development Economics             Code: 9310105
Ph.D. Candidate:     Le Van Khuong                  Ph.D. student code: NCS31.15PT
Supervisor:         Prof.Dr. Ngo Thang Loi, Assoc.Prof.Dr. Ho Sy Hung

New academic and theoretical contributions

(1) Systematize the theories of private business groups, provide definitions, concepts and different interpretations of business groups in selected countries, and a separate definition of private business groups.
(2) Identify and clarify the connotations of "development" and "development of the private business groups", including the increase in quantity and the change in quality of the private business groups and the dialectical relationship between quantity and quality in the process, and at the same time determine the criteria to evaluate the development of the private business groups;
(3) Outline and clarify the characteristics, mode of formation, linkage relationship, organizational and management model and the role of private business groups in the economy.
(4) Determining the factors affecting the development of the the private business groups, including the group of factors affecting outside the the private business groups (objective factors) and the group of factors affecting the inside of the the private business groups (subjective factors).

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the dessertion

(1) The private business groups in Vietnam are many in number, but small in size; production concentration is not high; competitive capacity is still limited; lack of long-term strategy and foundation for rapid and sustainable development. Most of the private business groups in Viet Nam operate in groups of companies in the form of parent companies-subsidiaries and have other affiliated enterprises (under the pyramid structure), in which capital ownership is common and pretty tight. There are many types of formation of private business groups in Vietnam, in which capital contribution, merger and acquisition (M&A) are increasingly popular and will be the main trend to form large and potential private business groups in the future.
(2) Private business groups in Vietnam are tending to shift from traditional and main industries (real estate, construction, mining...) to industries with higher science and technology contents (energy, industry, auto industry, high technology...).
(3) The scale factor and the degree of accumulation and concentration of production are quite important to the development of the private business groups in Vietnam, demonstrating the ability to accumulate capital, technology, etc. to expand the scale, have the increase in scale to change in quality and develop at a higher level of a private business group. The State's policies and legal factors have a great and direct impacts on limiting or promoting the development of private business groups in Vietnam.
  (4) The lack of transparency in corporate governance and the heavy "nepotism" factor is one of major obstacles to the development of private business groups in Vietnam. The private business groups listed on the Vietnam Exchange Market have a faster growth rate; With the participation of external shareholders, foreign strategic shareholders, the governance model is more professional and transparent.
(5) It is necessary to establish a "Confederation of Large Enterprises" representing private business groups and large-scale enterprises in Vietnam, becoming a useful tool of the State to develop the key areas and priority areas for development purposes of the State in each period.