Nghiên cứu sinh Nguyễn Nam Anh bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 14/05/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Nam Anh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (QTKD quốc tế), với đề tài "Nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 13/04/2019
 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
 
Đề tài luận án: Nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (QTKD quốc tế)          
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Nam Anh
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Tạ Văn Lợi      2. TS Hoàng Xuân Hoà
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Từ lý luận về chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu, các mô hình chuỗi cung ứng, các thành phần tham gia chuỗi cung ứng và lợi ích khi tham gia vào chuỗi cung ứng, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về các nhân tố có tác động đến sự tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo trên phương diện cản trở, nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua được trở ngại, tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, cụ thể :
 
(1) Sự có mặt của nhân tố doanh nghiệp chủ chuỗi tạo những áp lực cạnh tranh gay gắt, chuyển giao công nghệ, ưu tiên sử dụng các doanh nghiệp FDI vệ tinh khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Những doanh nghiệp đã và đang tham gia chuỗi cung ứng hiểu rất rõ về cản trở từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi này, đặc biệt là dưới góc độ thách thức. Tuy nhiên, những doanh nghiệp đang tìm hiểu và chưa tham gia vào chuỗi dường như chưa cảm nhận rõ nét những tác động có thể có của doanh nghiệp chủ chuỗi dưới phương diện cản trở đối với doanh nghiệp mình.
 
(2) Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là nhân tố tác động cản trở cùng chiều và lớn nhất, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi cung ứng. Dường như các doanh nghiệp chưa tham gia còn bị vướng nhiều về chính sách, thể chế công và sự hỗ trợ của chính phủ nên chưa thể tham gia (dù mong muốn). Đối với các doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi, Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ tác động gây cản trở khi mà cung cách phục vụ thiếu thân thiệt, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính và sự minh bạch, bình đẳng của chính quyền đang gây ra những tác động tiêu cực đến lợi ích của các doanh nghiệp khi tham gia trong chuỗi.
 
(3) Hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng của cả doanh nghiệp chưa tham gia lẫn doanh nghiệp đang tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với doanh nghiệp chưa tham gia vào chuỗi thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển mộ, tuyển dụng lao động có tay nghề cao; người lao động mất nhiều thời gian để tiếp thu những công nghệ sản xuất mới và người lao động ít có sự sáng tạo, góp ý để cải tiến quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đối với doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi thì việc các lao động khi tuyển dụng có tay nghề yếu, không phù hợp khiến doanh nghiệp phải đào tạo lại và thời gian để các lao động tiếp thu những công nghệ, quy trình sản xuất mới thường kéo dài đã khiến doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi, cản trở và đe dọa đến lợi ích tham gia của doanh nghiệp khi tham gia chuỗi.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Luận án cho rằng, tác động của các nhân tố đối với sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo trên phương diện cản trở được biểu hiện trên nhiều phương diện khác nhau (dựa vào thành tố cấu tạo nên các nhân tố trong phân tích định lượng). Do vậy, tập trung vào nâng cao thể chế và chính sách hỗ trợ của Chính phủ; nâng cao chất lượng đội ngũ lao động có tay nghề; tháo gỡ những khó khăn về vốn; cải thiện năng lực công nghệ… là những tiền đề quan trọng để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, cản trở, tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THESIS
 
Thesis topic: Factors impeding entry and full participation of Vietnamese processing and manufacturing enterprises into the global supply chain
Post graduate:  Nguyen Nam Anh           
Major: Business Administration (International Business Management)   
Supervisor: Assoc. Prof. PhD Ta Van Loi                    PhD Hoang Xuan Hoa
Campus: National Economics University
 
In terms of literature and methodology:
 
Based on the theories of supply chain, the global supply chain and the supply chain model, the thesis focuses on clarifying the theoretical framework for factors impeding entry and full participation of processing and manufacturing enterprises into the global supply chain, in order to help enterprises overcome difficulties, and become more deeply immersed into the global supply chain of the processing and manufacturing industry, as follows :
 
(1) The presence of the chain leader creates fierce competitive pressure, seen in access to techonology transfer, in relation to priority contracts with FDI enterprises on joining the global supply chain. Enterprises who have been involved in the supply chain deeply understand the negative impact of the chain leader, especially in terms of challenges posed to new entrants. However, businesses that have not yet joined the chain remain seemingly unaware of the potential impacts of the chain leader on hindering their business. 
 
(2) Inadequacy of government support policies is the most influential barrier, especially for enterprises that have not yet become involved in the global supply chain. Participation of prospective new entrants is obstructed by policies barriers, public institutions and lack of Government support. For enterprises already participating in the chain, negative impacts of the restriction and inadequacy of Government support policies are tangibly realized in the lack of frankness and enthusiasm of administrative staff, inequality of treatment and the lack of transparency of public authorities.
 
(3) Limitation on skilled human resources impede participation of enterprises in the global supply chain. Enterprises which have not yet joined the supply chain face many difficulties, such as: problems in recruiting high-skilled laborers; staff needing a long time to learn how to operate new technologies; and low worker-led innovation, with employees rarely raising new ideas to improve the production process and product quality. Enterprises already participating in the supply chain, have to deal with problem of having to spend more time re-training low-skilled laborers.
 
New suggestions from the thesis findings:
 
The thesis argues that the impact of factors that impede Vietnamese processing and manufacturing enterprises from entering and fully participating in the global supply chain in Vietnam is manifested in many ways (based on the elements constituting factors in the quantitative analysis). Therefore, focusing on amending public institution and Government support policies; improving the quality of skilled labor; removing difficulties in accessing capital; and improving technology capacity... are most important priority actions for helping businesses overcome barriers to full and effective participation in the global supply chain.