Nghiên cứu sinh Nguyễn Quang Phi bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 26/06/2021 tại Phòng Hội thảo G01 Nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Quang Phi, chuyên ngành Kinh tế bảo hiểm, với đề tài "Nghiên cứu sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa".
Thứ năm, ngày 13/05/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Chuyên ngành: Kinh tế Bảo hiểm            Mã số:     9340201
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Quang Phi
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Trần Thọ Đạt
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Điểm mới của luận án khác với các nghiên cứu trước là các vấn đề lý thuyết về bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ được đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự thay đổi về lý luận liên quan đến sự vận động của các chủ thể trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Khái niệm “phát triển thị trường bảo hiểm trong bối cảnh toàn cầu hóa” được xác định, các yếu tố cấu thành được phân tích làm rõ. Mô hình năm lực lượng của Porter được vận dụng với đặc thù của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, ba lực lượng: doanh nghiệp, khách hàng và các nhà cung ứng được hiện hữu, hai lực lượng: sản phẩm thay thế và đối thủ cạnh tranh được loại trừ để phù hợp với ngành bảo hiểm phi nhân thọ. Các lực lượng này được lý thuyết hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa với các cam kết/thỏa thuận quốc tế đa phương, song phương; năm xu hướng và thay đổi được tổng hợp và đúc kết: (1) vấn đề gia tăng cạnh tranh tại các thị trường liên quan đến phí kỹ thuật, (2) toàn cầu hóa gia tăng các cơ hội cho các thị trường bảo hiểm mới nổi và các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng thông qua mở rộng thị trường ngách và thâm nhập thị trường nước ngoài, (3) các xu hướng mới xâm nhập vào ngành bảo hiểm tại các thị trường mới nổi liên quan đến bancassurance và insurtech cũng như sự thay đổi về mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hóa của các công ty bảo hiểm, (4) sự gia tăng và đa dạng của nhu cầu bảo hiểm, (5) toàn cầu hóa là nhân tố thúc đẩy các công ty bảo hiểm cải thiện chất lượng dịch vụ trong quản lý nghiệp vụ và quản lý danh mục rủi ro. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Toàn cầu hóa tác động mạnh đến các lực lượng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thông qua thay đổi theo hướng gia tăng về năng lực tài chính và tăng khả năng giữ lại của thị trường, thay đổi về chất lượng nhân lực, năng lực đánh giá rủi ro theo chuẩn mực quốc tế; các vấn đề quản trị doanh nghiệp, sản phẩm, phân phối thay đổi theo hướng linh hoạt, đa dạng kết hợp ứng dụng công nghệ theo hướng chuẩn hóa; toàn cầu hóa cũng thay đổi nhận thức và nhu cầu của khách hàng theo hướng tích cực; dịch vụ phụ trợ được chú trọng và cải thiện. Kết quả phân tích hồi qui đa biến cho thấy tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam mối quan hệ giữa năng lực tài chính, dự phòng với doanh thu là thuận chiều (điều này có thể không xảy ra ở một số thị trường mới nổi), so với các thị trường mới nổi khác, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tăng trưởng về qui mô nhưng vẫn đảm bảo an toàn về tài chính. Một phát hiện nữa của nghiên cứu là khi xem xét yếu tố sở hữu tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, kết quả cho thấy quyền sở hữu và kiểm soát có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn và mức độ an toàn của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Giải pháp về chính sách, đề xuất quản lý vốn trên cơ sở rủi ro để đảm bảo tính an toàn của doanh nghiệp bảo hiểm; Đề xuất ứng dụng sâu hơn insurtech trong kinh doanh bảo hiểm với mức độ áp dụng theo dòng sản phẩm, kết nối từ khâu khai thác đến khâu bồi thường, quản lý danh  mục rủi ro và tái bảo hiểm là các giải pháp mới chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam. Các đề xuất này gợi mở cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa trong lĩnh vực bảo hiểm tại các thị trường đang phát triển nói chung và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói riêng.

----------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: An analysis of the development of the non-life insurance market in Vietnam in the context of globalization
Major: Insurance Economics            Code:     9340201
Postgraduate student: Nguyen Quang Phi    
Instructor: Prof.Dr. Tran Tho Dat
Institution: National Economics University 

New contributions in terms of academic and theoretical aspects 

This is a practical topic with theoretical aspects being collected, explained, and combined with general theories of life insurance and the practical context of non-life insurance in the context of globalization. The definition of "development of insurance market in the context of globalization" is clarified and forces are clearly analyzed. Porter's Five Forces model was applied in non-life insurance with three selected forces including insurance companies, customers and suppliers, two forces were eliminated in order to be in accordance with the reality of non-life insurance industry. These forces were analyzed in terms of changes under the influence of globalization with bilateral and multi-lateral commitments and agreements. The changes were synthesized into five main trends including (1) Increasing competition about premiums in markets, (2) increasing opportunities proposed by globalization for emerging insurance markets in general and insurance companies in particular, (3) new trends penetrate the insurance industry related to bancassurance and Insurtech in emerging markets, (4) the increase and diversification of insurance demands, (5) globalization as the driving force of insurance companies' improvement in service quality of product management and risk management.

New findings and recommendations 

The relationship between globalization and the forces of Vietnam's non-life insurance market is closely connected with financial ability, ability of risk assessment, corporate governance, products, distribution and technology or changes in customers and consulting firms; issues of corporate governance, products, and distribution have changed in the direction of flexibility and diversity, combining technology application in the direction of standardization; globalization also positively changes customers' perceptions and needs; auxiliary services have been focused and improved. Multiple regression of the relationship between financial ability, revenue, reserves showed that a positive correlation between the market's growth, security level and financial ability (that might be possible in emerging markets). Compared to other markets, the Vietnam's non-life insurance market do not have a growth in premiums but also maintain the financial security.  The ownership and control of owners in domestic and foreign insurance firms affect the efficiency of capital use and the degree of safety in insurance activities. 
There are several solutions proposed by the thesis. Insurers are recommendations on capital management based on risks in order to ensure the safety for insurance companies. They should deeply apply the Insurtech in insurance business according to product lines, connecting from underwriting to settlement, risk management and reinsurance is new solutions, which have not yet proposed in previous papers. These proposals suggest more in-depth studies in the insurance sector in emerging markets and Vietnam's insurance market particularly.