Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 0/11/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thanh Hà, chuyên ngành Toán kinh tế, với đề tài "Mô hình hóa cấu trúc kì hạn của lãi suất: Bằng chứng thực nghiệm và một số hàm ý chính sách".
Thứ năm, ngày 01/09/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên đề tài luận án: Mô hình hóa cấu trúc kì hạn của lãi suất: Bằng chứng thực nghiệm và một số hàm ý chính sách.
Chuyên ngành: Ngành Toán kinh tế            Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Hà
Người hướng dẫn: PSG.TS Phạm Thế Anh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Cấu trúc kì hạn của lãi suất liên quan đến việc định giá trái phiếu và lựa chọn chiến lược đầu tư. Thông tin từ cấu trúc kì hạn giúp đánh giá cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Cấu trúc kì hạn cũng giúp dự báo các biến kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu về cấu trúc kì hạn có ý nghĩa đối với nhà hoạch định chính sách, nhà phát hành và đầu tư trái phiếu.
Kết hợp nhiều phương pháp với dữ liệu lợi suất trái phiếu Chính phủ dài hạn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam, luận án làm sáng tỏ cấu trúc kì hạn về hai chủ đề: sự phù hợp của các lí thuyết giải thích cấu trúc kì hạn và khả năng của cấu trúc kì hạn trong việc dự báo lạm phát tại Việt Nam. 
Trước đây, các nghiên cứu về cấu trúc kì hạn của lãi suất chủ yếu được thực hiện tại Mỹ và các nước phát triển. Luận án đóng góp vào kho tàng nghiên cứu trên thế giới các bằng chứng thực nghiệm về cấu trúc kì hạn tại một thị trường đang phát triển như Việt Nam.
Nếu như các nghiên cứu trên thế giới chỉ tập trung các khía cạnh của cấu trúc kì hạn, luận án nghiên cứu nhiều chủ đề khác nhau giúp phân tích một cách toàn diện hơn và kết nối giữa các chủ đề cấu trúc kì hạn. Việc kết hợp nhiều phương pháp để kiểm định giả thuyết kì vọng và kiểm tra mối quan hệ đồng tích hợp tuyến tính, phi tuyến giữa các chuỗi lãi suất cũng là điểm mới về phương pháp so với các nghiên cứu trước, đem lại sự tin cậy cho các kết quả kiểm định.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

Khác với các kết quả ủng hộ giả thuyết kì vọng tại các nước phát triển gần đây, luận án không tìm thấy bằng chứng chấp nhận giả thuyết kì vọng. Luận án cũng không tìm ra kết quả ủng hộ lí thuyết thị trường phân đoạn hay lí thuyết ưa thích thanh khoản. Lí thuyết môi trường ưu tiên được chứng minh là phù hợp nhất để giải thích mối quan hệ giữa các lãi suất trên thị trường trái phiếu Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể dự báo tỉ suất lợi nhuận tăng thêm nhà đầu tư nhận được khi nắm giữ trái phiếu dài hạn dựa vào các giá trị trễ và rủi ro kì hạn của nó. Kì hạn càng dài, phần bù kì hạn càng tăng và nhà đầu tư không nhất thiết lựa chọn trái phiếu ngắn hạn.
Giống nhiều nghiên cứu trên thế giới, luận án tìm ra mối quan hệ đồng tích hợp giữa các lợi suất trong một xu thế chung. Trong khi lợi suất trái phiếu kì hạn một năm và năm năm có mối quan hệ đồng tích hợp phi tuyến thì cặp lợi suất trái phiếu kì hạn một năm và kì hạn hai năm, ba năm có mối quan hệ đồng tích hợp tuyến tính. Như vậy, khoảng cách kì hạn càng lớn, các cặp lợi suất trái phiếu càng có mối quan hệ phi tuyến. 
Mối quan hệ đồng tích hợp phi tuyến giữa lợi suất kì hạn một năm và năm năm cho thấy khi lợi suất kì hạn năm năm rời khỏi vị trí cân bằng, tốc độ hiệu chỉnh liên tục thay đổi. Khi lãi suất kì hạn năm năm gần trạng thái cân bằng, Ngân hàng trung ương có thể không tác động đến lãi suất dài hạn nhưng khi rời xa trạng thái cân bằng, tốc độ hiệu chỉnh tăng nhanh và Ngân hàng trung ương có thể tạo ra sự ảnh hưởng đến lãi suất kì hạn năm năm bằng cách tác động đến lãi suất kì hạn một năm. Như vậy, các nhà hoạch định chính sách có thể gây ảnh hưởng đến lợi suất dài hạn hơn thông qua điều khiển lợi suất kì hạn một năm và truyền dẫn chính sách tiền tệ đến hoạt động sản xuất của nền kinh tế.
Giống nhiều nghiên cứu trên thế giới, luận án tìm ra sự khác biệt về khả năng dự báo lạm phát của cấu trúc kì hạn trong ngắn hạn và trong dài hạn. Tuy nhiên, khác với những nghiên cứu khác, khả năng của cấu trúc kì hạn trong việc dự báo lạm phát không cao và cấu trúc kì hạn của lãi suất danh nghĩa không cung cấp thông tin về cấu trúc kì hạn của lãi suất thực kì vọng. Do đó, việc sử dụng thông tin từ cấu trúc kì hạn để dự báo các biến vĩ mô cần hết sức thận trọng và không thể sử dụng cấu trúc kì hạn của lãi suất danh nghĩa quan sát được để trích xuất thông tin về cấu trúc kì hạn của lãi suất thực kì vọng. 

----------------------------

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Theme of the dissertation: Modeling the term structure of interest rates: Empirical evidence and some policy implications.
Major: Economics Mathematics        Code of major: 9310101
PhD candidate:     Nguyen Thanh Ha        Code of PhD candidate: NCS38.02B2TKT
Instructor:         Assoc. Prof. Dr Pham The Anh
Training Institution:     National Economics University

New academic and theoretical contributions

The term structure of interest rates is related to bond pricing and investment strategy selection. Information from term structure helps to assess the transmission mechanism of monetary policy to production activities of the economy. The term structure also helps in forecasting macroeconomic variables. The study of term structure has implications for policymakers, bond issuers and investors.
Combining many methods with the long-term government bond yield, interbank interest rate and Vietnam consumer price index, the thesis sheds light on the term structure on two topics: relevance of theories explaining the term structure and its ability to predict inflation in Vietnam.
Previously, studies on the term structure of interest rates were mainly carried out in the US and developed countries. The thesis contributes to the literature review on empirical evidences on term structure in a developing country like Vietnam.
If the studies in the world only focuses on aspects of term structure, the thesis studies many different topics to help analyze more comprehensively and connect many topics relating the term structure. The combination of many methods to test the Expectations Hypothesis and test the linear and nonlinear cointegration relationship between interest rates is also a methodological novelty compared to previous studies, providing confidence in the results. 

New findings and proposals drawn from the research results of the thesis

Unlike the recent results supporting the Expectation Hypothesis in developed countries, the thesis does not find evidence to accept the Expectation Hypothesis. The thesis also did not find results supporting the Market Segmentation Theory or Liquidity Preference Theory. The Preferred Habitat Theory proved to be the most suitable to explain the relationship between interest rates in the Vietnam bond market.
The research results show that it is possible to predict the Excess Holding Return that investors will receive when holding long-term bonds based on its lagged variables and its term risk. The longer the maturity, the larger the term premium and investors do not necessarily choose short-term bonds.
Like many studies in the world, the thesis finds a cointegration relationship between bond yields in a common trend. While the one-year and five-year bond yields have a nonlinear cointegration relationship, the one-year and two-year, three-year bond yields have a linear cointegration relationship. Thus, the larger the maturity gap, the more nonlinear the bond yields are.
The nonlinear cointegration relationship between the one-year and five-year bond yields shows that as five-year bond yields move away from equilibrium, the speed of correction keeps changing. When the five-year interest rate is near equilibrium, the Central Bank may have no effect on the long-term interest rate, but when it moves away from equilibrium, the speed of correction increases rapidly and the Central Bank can create affects the five-year rate by affecting the one-year rate. As such, policymakers can influence longer-term yields by manipulating one-year yields and transmitting monetary policy to the economy's productive activity.
Like many studies in the world, the thesis finds the difference in the inflation predictability of the term structure in the short run and in the long run. However, unlike other studies, the ability of the term structure to predict inflation is not high and the term structure of nominal interest rates does not provide information about the term structure of real interest rates. Therefore, it is prudent to use information from the term structure to forecast macro variables and it is not possible to use the term structure of observed nominal interest rates to extract the term structure of expected real interest rate.