Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Xuân Hồng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 19/06/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Xuân Hồng, chuyên ngành Kế toán, với đề tài "Ảnh hưởng của cổ phần hóa đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 19/05/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài: Ảnh hưởng của cổ phần hóa đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán Mã số: 60.34.03.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Xuân Hồng 
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Phạm Đức Cường   2. PGS.TS Trần Văn Thuận

Đóng góp về mặt lý luận:

Luận án này cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả tài chính nói riêng do sự chuyển đổi sở hữu từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân. Qua kết quả nghiên cứu, luận án ủng hộ quan điểm đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ các nước trong đó có Việt Nam.

Khác với những nghiên cứu đi trước, luận án thu thập một mẫu nghiên cứu lớn, sử dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính theo các nhóm chỉ tiêu đầy đủ, bao gồm: (1) khả năng sinh lợi; (2) hiệu quả sử dụng vốn; (3) hiệu quả sử dụng chi phí; (4) hiệu quả sử dụng lao động để đánh giá sự thay đổi kết quả hoạt động của doanh nghiệp qua hai thời điểm: sau khi cổ phần hóa và trước khi cổ phần hóa. Hơn nữa, để đánh giá được nhân tố ảnh hưởng, luận án đã xây dựng hàm hồi quy với ba biến độc lập và 9 biến phụ thuộc. Qua hàm hồi quy này đã khẳng định sự ảnh hưởng của sự thay đổi sở hữu đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nghiên cứu.

Đóng góp về mặt thực tiễn:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn. Hình thức để sắp xếp, đổi mới nên áp dụng là cổ phần hóa, do phương thức này có khả năng tách bạch được chức năng quản lý và chức năng sở hữu vốn, giảm bớt chức năng kinh doanh của Nhà nước, tăng thu ngân sách,… nên cần phải đẩy mạnh hơn nữa hình thức này.

Thứ hai, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo hướng giảm tối đa tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sau cổ phần. Theo kết quả nghiên cứu các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước càng thấp thì khả năng sinh lợi của tài sản, của doanh thu càng lớn, hay nói cách khác khi thực hiện cổ phần hóa Nhà nước thoái vốn càng nhiều thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp càng cao.

Thứ ba, doanh nghiệp cần lành mạnh hóa tình hình tài chính trước khi cổ phần hóa. Kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy dấu hiệu các doanh nghiệp Nhà nước có sự cải thiện sau so với trước cổ phần hóa mà không có sự cải thiện ở các năm sau cổ phần với nhau. Điều này có thể do doanh nghiệp đã “làm đẹp” số liệu kế toán trước khi cổ phần hóa. Vì vậy, chính phủ cần tăng cường biện pháp ngăn chặn hành vi này.

Thứ tư, doanh nghiệp nên thay đổi bộ máy quản lý sau cổ phần hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục giữ vị trí giám đốc điều hành doanh nghiệp. Kết quả kiểm định cho thấy các doanh nghiệp không thay đổi giám đốc điều hành thì kết quả tài chính không cao.

Thứ năm, các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa cần thay đổi nội tại đơn vị, đặc biệt các yếu điểm về khả năng kiểm soát chi phí, hiệu quả sử dụng vốn,… Bên cạnh đó, các biện pháp giám sát qua cổ đông, qua cạnh tranh là những biện pháp cần thiết phải được áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa. 
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

 
----------------
 
NEW CONSTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Impact of equitisation on the financial performance of Vietnamese state-owned enterprises
Major: Accounting - Auditing Code: 60.34.03.01 
Research student: Nguyen Thi Xuan Hong
Instructors: 1. Assoc. Prof. Dr.Pham Duc Cuong   2. Assoc. Prof. Dr Tran Van Thuan

Theoretical contributions:

The thesis provides additional empirical evidences about the business performance in general and financial performance in particular due to ownership transformation from state ownership to private ownership. Through study results, the thesis supports governments’ viewpoint of stepping up the equitisation program for state-owned enterprises, including the Vietnamese government.

Compared to previous studies, the thesis collects a large number of samples and use the system of financial performance indicators to evaluate the changes in business performance of enterprises before and after equitisation. Full groups of indicators are used, including (1) Profitability, (2) Capital efficiency, (3) Cost efficiency, and (4) Labor use efficiency. Moreover, to evaluate influencing factors, the thesis builds a regression model with 03 independent variables and 09 dependent variables; through that, the thesis affirms the impact of changes on the financial performance of enterprises in the study.  

Practical contributions:

Firstly, it is necessary to step up the reform of state-owned enterprises, especially those of large scale. Reform should be done in the form of equitisation as it allows the separation of management function and capital ownership function, reduced business function of the government, increased budget contribution...; as a result, equitisation should be stepped up. 

Secondly, state ownership is done towards minimizing state ownership after equitisation. According to study results, the lower state ownership in an enterprise, the higher its profitability in terms of asset and revenue. In another word, the more capital the state withdraws after equitisation, the higher the financial performance of enterprises.  

Thirdly, enterprises need to have sound financial performance prior to equitisation. According to study results, there are signs that state-owned enterprises show improvements compared to the period before equitisation but no sign of improvement when comparing the years after equitisation. This is probably because prior to equitisation, enterprises tried to make their financial data look good when in fact they were not. Therefore, the government should measure to prevent this behaviour.  

Fourthly, equitized enterprises should change their management apparatus. According to study results, many enterprises still keep their managing directors after equitisation and testing results show that such enterprises do not gain high financial performance. 
 Fifthly, post-equitisation enterprises should carry out internal reform; especially they should overcome shortcomings in terms of cost control, capital usage efficiency....In addition, measures of supervision via shareholders and through competition should be applied for post-equitisation enterprises.