Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hằng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 8h30 ngày 25/09/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thu Hằng, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài "Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam".
Thứ tư, ngày 18/08/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app
Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích                   Mã số: 9340301
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Hằng                                    Mã NCS: NCS33.73KT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thị Gái 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Dựa vào các nghiên cứu về đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại theo phương pháp phân tích định lượng được thực hiện tại một số quốc gia, luận án đề xuất hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính phù hợp cho các NHTMCP Việt Nam. 
Ngoài ra, luận án còn đề xuất mô hình kiểm định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến  các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP và trực tiếp áp dụng cho 31 NHTMCP Việt Nam. Đặc biệt, mô hình được xây dựng để áp dụng trong bối cảnh hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế  đang phát triển sâu rộng – khi mà áp lực cạnh tranh trở nên mạnh mẽ hơn và không còn khái niệm biên giới.
Đây là những đóng góp mới, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về năng lực tài chính và hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP, đặc biệt là các NHTMCP tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

Sử dụng dữ liệu thứ cấp của 31 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018, luận án đã đo lường năng lực tài chính của các ngân hàng này theo khung an toàn Camel. Kết quả cho thấy, năng lực tài chính của các NHTMCP giai đoạn 2013-2018 được đánh giá là chưa cao do quy mô vốn chủ sở hữu còn nhỏ bé so với các ngân hàng trong khu vực, việc tăng quy mô dư nợ tín dụng và tổng tài sản thiếu tính bền vững, tình trạng thanh khoản yếu, mức sinh lợi trong kinh doanh không cao.
Ngoài ra, luận án sử dụng mô hình Pool OLS, FEM và REM để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính ROA, ROE và NIM của 31 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 và chỉ ra rằng mô hình nghiên cứu ROA bị tác động bởi các  nhân tố: qui mô vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số đòn bẩy tài chính, hệ số an toàn vốn tối thiểu,  và tỉ lệ cho vay và chỉ số chi phí hoạt động. Mô hình nghiên cứu ROE bị chi phối bởi các nhân tố: qui mô vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ nợ xấu và tỉ lệ cho vay.  Và mô hình nghiên cứu NIM bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: qui mô vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo tiền gửi, hệ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ nợ xấu, tỉ lệ cho vay, tỷ lệ thanh khoản tài sản và chỉ số chi phí hoạt động và chỉ số chi phí hoạt động. Đồng thời luận án cũng đo lường được mức độ ảnh hưởng và phân định thứ bậc rõ ràng tầm quan trọng của từng nhân tố đến chỉ tiêu ROA, ROE và NIM. Đây cũng là điểm mới của luận án mà các nghiên cứu trước chưa đo lường được.
Kết quả nghiên cứu nêu trên không chỉ có giúp các NHTMCP có một hệ thống chỉ tiêu tài chính đầy đủ và phù hợp nhằm đánh giá lại năng lực tài chính của chính mình mà còn giúp các ngân hàng thấy đâu là nhân tố quan trọng, cần tập trung phân tích và hoàn thiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận án cũng kiến nghị các giải pháp đối với các chủ thể là các NHTMCP Việt Nam, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP. 


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic : Research on the financial indicator system to assess the financial capacity of Vietnam joint stock commercial banks 

Specialization : Accounting, Auditing and Analysis         Code: 9340301
PhD attendant: Nguyen Thu Hang                                ID: NCS33.73KT
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Pham Thi Gai
Institution: National Economics University 

New theoretical contributions

Based on studies on assessing the financial capacity of commercial banks by quantitative analysis method carried out in a number of countries, the thesis proposes a system of financial indicators to assess the appropriate financial capacity for joint stock commercial banks (JSBCs) in Vietnam.
In addition, the thesis also suggested the testing model influencing factors and the impact of each factor to the financial criteria to assess the financial capacity of JSBCs and apply to 31 JSBCs of Vietnam. In particular, the model is built to be applied in the context of regional integration and international integration that are developing deeply - when competitive pressure becomes stronger and there is no longer a border concept. 
These are new contributions, contributing to perfecting the theoretical basis of financial capacity and the system of indicators to assess the financial capacity of JSBCs, especially JSBCs in developing countries such as Vietnam. 

New findings and recommendations from the research results 

Using secondary data of 31 Vietnam JSBCs in the period 2013-2018, the thesis has measured the financial capacity of these banks according to the Camel framework. The results show that the financial capacity of JSBCs in the period 2013-2018 is assessed as not high due to the small size of equity compared to banks in the region, the increase in credit balance and total assets are not sustainable, liquidity is weak, and business profitability is not high.
In addition, the thesis uses Pool OLS, FEM and REM models to determine the factors affecting the financial indicators ROA, ROE and NIM of 31 Vietnam JSBCs in the period 2013-2018 and shows that the model of ROA is affected by 7 factors: equity size, deposit guarantee ratio, short-term liquidity ratio, financial leverage, minimum capital adequacy ratio, loan rate and operating cost index. The ROE research model is influenced by factors: equity size, deposit guarantee ratio, short-term liquidity ratio, financial leverage ratio, bad debt ratio and loan ratio. And model of NIM is affected by the following factors: equity size, deposit coverage ratio, short-term liquidity ratio, financial leverage ratio, bad debt ratio, ratio loan, asset liquidity ratio and operating cost index and operating cost index. At the same time, the thesis also measures the level of influence and clearly assigns the importance of each factor to the ROA, ROE and NIM indicators. This is also a new point of the thesis that has not been measured by previous studies.
The above research results not only help JSBCs have a complete and appropriate financial indicator system to re-evaluate their own financial capacity, but also help banks see what is an important factor, need to focus on analyzing and improving in the near future. In addition, the thesis also recommends solutions for the subjects being Vietnam JSBCs, the Government and the State Bank in order to improve the financial capacity of  JSBCs.