Nghiên cứu sinh Nguyễn Tường Lan bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 13/08/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Tường Lan, chuyên ngành Quản trị nhân lực, với đề tài "Động lực làm việc và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học: Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam".
Thứ ba, ngày 13/07/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app
Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Động lực làm việc và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học: Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực                    Mã số: 9340404_NL
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tường Lan            Mã NCS: NCS37.101NL
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Hoàng Linh, GS.TS. Nguyễn Văn Thắng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1)    Phần lớn các nghiên cứu về mối quan hệ của động lực làm việc và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học được thực hiện tại các nước phát triển. Luận án đã đề xuất mô hình thể hiện mối quan hệ này tại môi trường đặc thù Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển.
(2)     Các nghiên cứu trên thế giới chỉ quan tâm tới ảnh hưởng của động lực các nhân (động lực bên trong và động lực bên ngoài) tới quyết định thương mại hóa của nhà khoa học. Luận án đã bổ sung nhân tố động lực xã hội vào mô hình. Trong đó, động lực xã hội vừa đóng vai trò là biến độc lập vừa là biến điều tiết đối với mối quan hệ giữa động lực cá nhân và quyến định thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
(3)    Động lực xã hội đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác, tuy nhiên, chưa có tài liệu nào phân tích tác động đối với quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học. Tác giả đã sử dụng thước đo của Renko (2013) và bổ sung 1 chỉ báo mới cho thước đo động lực xã hội trong bối cảnh nghiên cứu. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1)    Luận án kiểm định mối quan hệ giữa động lực cá nhân và quyết định thương mại hóa của nhà khoa học. Kết quả cho thấy động lực bên trong có mối tương quan ngược chiều đối với quyết định thương mại hóa, trái với các nghiên cứu trên thế giới. Các nhà khoa học Việt Nam tập trung nghiên cứu cơ bản, chưa nhận thức được vai trò của mình đối với hoạt động ứng dụng triển khai công nghệ. Động lực bên ngoài có mối tương quan thuận chiều đối với quyết định thương mại hóa, phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới. 
(2)    Kết quả kiểm định cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa động lực xã hội và quyết định thương mại hóa. Nhà khoa học không chỉ chú trọng đến tính mới của nghiên cứu mà còn quan tâm đến lợi ích xã hội, sự phát triển của quốc gia và nguyện vọng muốn đền đáp lại đầu tư của xã hội. Động lực xã hội làm tăng tác động của động lực bên trong và suy giảm tác động của  động lực bên ngoài đối với quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
(3)    Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra 6 khuyến nghị đối với Viện Hàn lâm KHCNVN. Nhận thức được vai trò của động lực xã hội, chiến lược chung của Viện Hàn lâm về phát triển thương mại hóa cần gắn liền với ý nghĩa xã hội. Bên cạch các giải pháp hỗ trợ về tài chính (động lực bên ngoài), Viện còn cần thúc đẩy sự đam mê, chia sẻ tri thức (động lực bên trong) của các nhà khoa học bằng cách tuyên truyền, nâng cao kỹ năng và cơ hội tiếp xúc doanh nghiệp. Luận án cũng đưa ra 3 nhóm khuyến nghị với nhà nước trong việc hoàn thiện các chính sách bảo vệ quyền lợi của  nhà khoa học, sử dụng tiêu chí thương mại hóa để đánh giá năng lực nhà khoa học, và kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp và thị trường.

-------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL THESIS

Thesis topic: Work motivation and decision to commercialize research results of scientists: Research at Vietnam Academy of Science and Technology
Major: Human resource management      Code: 9340404_NL
Student: Nguyen Tưong Lan                  ID: NCS37.101NL
Supervisor: PGS.TS. Dang Hoang Linh, GS.TS. Nguyen Văn Thang
Training institute: National Economics University 

New academic and theoretical contributions 

(1)    Most of the research on the relationship between work motivation and the decision to commercialize research results of scientists has been carried out in developed countries. The thesis has proposed a model to show this relationship in the specific context of Vietnam, a developing economy.
(2)     Researches around the world are only interested in the impact of proself motivation (intrinsic and extrinsic) on the decision to commercialize scientists. The doctoral thesis has added prosocial motivation factor to the model. In which, prosocial motivation acts as both an independent variable and a regulatory variable for the relationship between proself motivation and the decision to commercialize research results.
(3)    Prosocial motivation has been studied in many other fields, however, there is no literature analyzing the impact on scientists' decisions to commercialize research results. The author used Renko's measure (2013) and added a new item for the measure of prosocial motivation in the research context. 

New findings and recommendations drawn from the research results

(1)    The doctoral thesis examines the relationship between proself motivation and commercialization decision of scientists. The results show that intrinsic motivation is negatively correlated with commercialization decisions, contrary to studies around the world. Vietnamese scientists focus on basic research, not yet aware of their role in technology application. Extrinsic motivation has a positive correlation to commercialization decisions, consistent with the results of studies around the world. 
(2)    The test results show that there is a positive correlation between prosocial motivation and commercialization decision. The scientist not only focuses on the novelty of the research, but also cares about the social benefits, the development of the country and the desire to repay the investment of the society. Prosocial motivation increases the impact of intrinsic motivation and decreases the impact of extrinsic motivation on the decision to commercialize research results.
(3)    From the research results, the doctoral thesis gives 6 recommendations for the Vietnam Academy of Science and Techology. Recognizing the role of prosocial motivation, the Academy's overall strategy for commercialization development needs to be associated with social significance. In addition to financial support solutions (extrinsic motivation), the Academy also needs to promote the passion and knowledge sharing (intrinsic motivation) of scientists by propagating and improving skills and opportunities to cooperate with enterprises. The doctoral thesis also gives 3 groups of recommendations to the State in perfecting policies to protect the interests of scientists, using commercialization criteria to evaluate the capacity of scientists, and connecting scientists with business and market.