Nghiên cứu sinh Phạm Ngọc Hưng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h30 ngày 30/05/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Ngọc Hưng, chuyên ngành Kinh tế học (Toán Kinh tế), với đề tài "Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư".
Chủ nhật, ngày 29/04/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư
Chuyên ngành: Kinh tế học (Toán Kinh tế)      
Nghiên cứu sinh: Phạm Ngọc Hưng      
Người hướng dẫn: 1. PGS. TS Nguyễn Cao Văn          2. PGS. TS Lưu Bích Ngọc

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, thực tiễn

Nghiên cứu di cư được tiếp cận từ cấp hộ gia đình do các thành viên trong hộ gia đình ở Việt Nam, nhất là ở khu vực nông thôn, vẫn gắn kết và giữ mối quan hệ khăng khít. Quyết định di cư của cá nhân chịu tác động lớn từ các nhân tố hộ gia đình.

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định di cư tiếp tục được hoàn thiện với một phân tích đầy đủ từ các nhân tố thuộc cấp độ cộng đồng (cấp tỉnh), cấp độ hộ gia đình và cấp độ cá nhân.

Nghiên cứu di cư ở Việt Nam thường được thực hiện bằng những dữ liệu đơn lẻ, tức là mới chỉ được nghiên cứu ở trạng thái tĩnh. Luận án này đã thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định di cư bằng mô hình số liệu mảng có yếu tố trễ để phân tích tác động nhân quả trong di cư. Phương pháp này có ý nghĩa về học thuật khi di cư đã được nghiên cứu ở trạng thái động.

Những kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã tạo ra những giá trị đóng góp về thực tiễn, cụ thể:

Hộ có mức sống thấp ở năm trước có tác động làm tăng xác suất hộ có người xuất cư ở năm sau, tức là mức sống ở năm trước là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định hộ có người di cư ở năm sau.

Các tỉnh tăng được việc làm cho người lao động ở năm trước sẽ giảm xác suất hộ có người xuất cư ở năm sau. Như vậy, tín hiệu việc làm của tỉnh ở năm trước là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định hộ có người di cư ở năm sau.

Tiền lương thị trường không phải là yếu tố quyết định đối với những người di cư dưới 12 tháng, nhưng lại là một trong những yếu tố quan trọng với những người di cư từ 12 tháng trở lên.

Di cư giai đoạn 2010 – 2014 có tác động tích cực đến thu nhập cũng như mức sống của hộ, kết quả cụ thể :

  • Hộ có người di cư đã cải thiện được mức sống theo cả chiều so sánh tuyệt đối cũng như so sánh tương đối.
  • Mô hình phân rã Blinder – Oaxaca cho biết mức cải thiện thu nhập của nhóm hộ có người di cư so với nhóm hộ không có người di cư là 1,39%.
  • Mô hình hồi quy phân vị cho biết hộ có người di cư có mức chi tiêu cao hơn hộ không có người di cư ở phân vị 10% và 50%.
  • Mô hình hồi quy với số liệu mảng cho biết chi tiêu của hộ có người di cư cao hơn 1,02 lần so với hộ không có người di cư. 

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Do di cư giúp cải thiện mức sống và những hộ năm trước có mức sống thấp có xu hướng di cư vào năm sau nên những hộ có người muốn di cư thì cần có chính sách hỗ trợ như vay vốn ưu đãi, đào tạo kỹ năng nghề phù hợp với thị trường lao động nơi đến... để họ sớm tìm được việc làm cải thiện thu nhập và từ đó cải thiện cuộc sống hộ gia đình.

Những tỉnh tạo được nhiều việc làm thì xác suất di cư năm sau giảm nên để điều tiết thị trường lao động thì chính quyền cấp tỉnh cần có chính sách để cải thiện chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tăng vốn đầu tư tạo việc làm để thu hút lao động và giảm xuất cư.

Tiền lương thị trường tác động tích cực với những người di cư trên 12 tháng nên địa phương nào có chính sách tiền lương phù hợp sẽ giúp điều chỉnh lao động di cư phù hợp hơn và từ đó làm cho thị trường lao động hoạt động hiệu quả hơn.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------


THE CONTRIBUTION OF THE THESIS

Thesis topic: Factors Analysis Model for an out-migration and income benefits of out-migration households
Major: Economics (Mathematical economics)       
PhD student: Pham Ngoc Hung        
Supervisors:  1. Assoc. Dr. Nguyen Cao Van         2. Assoc. Dr. Luu Bich Ngoc

New contributions in academic, theoretical and practical aspects

Migration-related research was based on approach of household level since household members in Vietnam, especially in rural areas, are closely linked each others. Individual migration decisions are influenced by household factors.

An factor analysing model was improveed with a full analysis of community-level factors (at provincial level), household level and individual level .

Migration studies in Vietnam are usually carried out by individual data, ie only in static state. This dissertation analyzes the factors influencing the migration decision using the laggard panel data model to analyze the causal effect of migration. This methodology has an academic significance since migration has been studied in a dynamic state.

The research results of the thesis have also contributed to the practical value, in particular:

With the households being low living standards in the previous year, the probability of their out-migrantion in the following year would be increased, that is, living standards in the previous year are one of the reasons leading to the migration decision of households having migrants in the following year.

In provinces in where the employments were created more in the previous year, this help to reduce the probability of out-migration in the following year. Thus, the employment signal in the previous year is one of the reasons leading to the moving decision of members in out-migrantion households next year.

Market wage is not a determinant for migrants moving under 12 months, but is one of the most important factors for migrants moving more than 12 months.

Migration during the period 2010 - 2014 has a positive impact on the income as well as living standards of households, the results are as follows:

Households with migrants have been improved in their living standards both in absolute and relative terms.

+) The Blinder-Oaxaca decomposition model shows that the income improvement of the migrant households compared to the non-migrant households is 1.39%.
+) The quantile regression model shows that migrant households had higher  anexpense level than non-migrants at 10% and 50%.
+) The regression model with panel data shows that expense level of migrant households are 1.02 times more likely to that of non-migrants households.

Recommendations based on research results

As migration improves living standards and low-living standard households tend to move out next year, thus regarding households in where a member wish to move away, it needs supportive policies such as preferential loans, skills training… Those help the migrants would find their job soon and improve their income, so they would help their household left behind improving their living conditions.

With the provinces that generate more jobs, probabilities of migration would be decrease in the following years. In order to regulate the labor market, provincial governments should apply policies that help improving the provincial competitiveness index (PCI), increase investment capital for employment creation to attract labor and reduce out-migration.

Market wage have had a positive impact on migrants moving out more than 12 months. Therefore, if a province has an appropriate wage policy, this would help to adjust worker migrant flow more appropriately and thereby the labor market would become more active and effective.