Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Dũng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 31/01/2018 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Tiến Dũng, chuyên ngành Kế toán (Kế toán, Kiểm toán và Phân tích), với đề tài "Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do Kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện".
Chủ nhật, ngày 31/12/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do Kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện
Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, Kiểm toán và Phân tích)   
Nghiên cứu sinh: Phạm Tiến Dũng        
Người hướng dẫn: 1. TS.Mai Vinh 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án thực sự cần thiết về mặt lý luận. Cụ thể: (i) Luận án đã phát triển, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán trách nhiệm kinh tế (KTTNKT) của cán bộ quản lý; (ii) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển KTTNKT của cán bộ quản lý; (iii) Phân tích, nghiên cứu kinh nghiệm KTTNKT của cán bộ quản lý tại Trung Quốc để rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị tốt cho KTTNKT của cán bộ quản lý do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (KTNN) thực hiện.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý luận và thực trạng KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN thực hiện, tác giả khái quát ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại trong KTTNKT để qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện. Qua nghiên cứu, tác giả đưa ra các đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện KTTNKT của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện gồm: (i) Nâng cao chất lượng, năng lực kiểm toán viên thực hiện KTTNKT đối với cán bộ quản lý ; (ii) Tăng cường khả năng triển khai KTTNKT; (iii) Xây dựng chiến lược KTTNKT… 

Các khuyến nghị với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan: (i) Bộ Chính trị ban hành chủ trương và nghị quyết cho phép thực hiện KTTNKT, trước mắt thí điểm đến năm 2020 thực hiện Đề án KTTNKT cán bộ quản lý cán bộ quản lý do Trung ương quản lý, sau đó sẽ mở rộng các chính quyền địa phương các cấp; (ii) Quốc hội ban hành nghị quyết cho phép thực hiện KTTNKT do KTNN chủ trì thực hiện; Đưa các kết quả KTTNKT đối với cán bộ quản lý vào các phiên họp chất vấn Chính phủ và các thành viên Chính phủ…(iii) Chính phủ chỉ trình Quốc Hội phê chuẩn các chức danh Chính phủ sau khi có báo cáo kiểm toán đối với các cá nhân dự định bổ nhiệm..(iv) Tổng KTNN trình Đề án thí điểm KTTNKT đối với cán bộ lãnh đạo lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương; Tăng cường đánh giá trách nhiệm kinh tế qua kết quả kiểm toán hiện nay; Xây dựng bộ máy KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, hiện đại, có đủ năng lực thực hiện KTTNKT đối với cán bộ quản lý; Tăng cường công khai, minh bạch kết quả kiểm toán; Quy định rõ giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán và các chế tài đối với các hành vi vi phạm Luật KTNN; Xây dựng quy định về mối quan hệ giữa KTNN với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động KTTNKT; Xây dựng các quy định chuyên môn, nghiệp vụ về KTTNKT; Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học về KTTNKT của cán bộ quản lý….

Trên đây là nội dung những đóng góp mới của Luận án tiến sĩ do NCS Phạm Tiến Dũng thực hiện với Đề tài luận án: : "Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện".

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------


NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Thesis’s topic: Audit economic accountability of managerial staff performed by the State Audit Office of Viet Nam
Major: Accounting (Accounting, Auditing and Analysis)      
PhD student: Pham Tien Dzung

New contributions in terms of academics, theory

New contributions of the thesis: (i) Add, analyze clearly theoretical issues about auditing economic accountability of managerial staff (AEA) (Including state agencies managers and state-owned enterprises managers); (ii) Identify 05 factors affect the development of AEA: Auditing capability; Economy, politics, society; AEA ability of the State Audit Office; Role of the State Audit Office; State Audit Law and impact of the expert; Characteristics of public organizations; (iii) Analyze, study experience from China’s AEA and countries around the world to draw lessons for Vietnam.

New proposals from research results

Based on reasoning and reality of AEA performed by the State Audit Office of Viet Nam, Research proposes solutions to improve AEA performed by the State Audit Office of Vietnam, consists of: (i) Improving quality and capacity of AEA auditor; (ii) Strengthening the capacity of implementing AEA; (iii) Developing AEA strategy …

Recommendations to the Central Executive Committee of the Communist Party of Vietnam, the National Assembly, Government and other relevant agencies: (i) The Politburo promulgated guidelines and resolutions for AEA implementation; (ii) The National Assembly issues a resolution allowing the State Audit Office of Viet Nam to audit economic accountability of managerial staff; Give auditing results of managerial staff at interpellation meetings between the Government and members of the Government…(iii) The Government only submits to the National Assembly for approval of government titles after receiving AEA reports …(iv) The Auditor General submits AEA pilot scheme to The Politburo of Vietnam and The Central Party Committees Secretariat of Vietnam…