Viện Đào tạo Sau đại học - ĐH KTQD

Nghiên cứu sinh Phan Anh Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 22/12/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phan Anh Tuấn, chuyên ngành Kinh tế bảo hiểm, với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng".
Thứ ba, ngày 22/12/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (Kinh tế Bảo hiểm)          Mã số: 9340201
Nghiên cứu sinh: Phan Anh Tuấn       Mã NCS: NCS35.60BH
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Định

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Qua quá trình nghiên cứu, luận án phát hiện ra khoảng trống về lý thuyết: Chưa có công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Khoảng trống về thực tế: Có các công trình nghiên cứu về bảo hiểm nông nghiệp, nhưng không đề cập đến các nhân tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa và cũng chưa gắn với địa bàn đồng bằng sông Hồng. Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu: phần lớn các công trình đều áp dụng phương pháp định tính để phân tích, đánh giá và đưa ra những nhận định có tính định hướng. Một số công trình nghiên cứu định lượng, song khác mục đích nghiên cứu của luận án. Luận án kết hợp phương pháp định tính và định lượng; lựa chọn mô hình TPB để tiến hành nghiên cứu, quá trình khảo sát được thực hiện 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, gửi phiếu điều tra tới các DNBH phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, đồng thời phỏng vấn sâu 15 chuyên gia, nhằm kiểm tra, khám phá thêm các biến độc lập và điều chỉnh thang đo. Trên cơ sở đó, ở giai đoạn 2, luận án xây dựng bảng hỏi, điều tra 540 hộ gia đình để kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của họ.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

(1) Qua quá trình nghiên cứu, luận án chỉ ra các ưu điểm của phương thức bảo hiểm cây lúa theo chỉ số: DNBH có thể tiết kiệm được chi phí, công sức và thời gian trong việc tính phí cũng như giám định rủi ro; thuận tiện, nhanh chóng trong xét duyệt bồi thường; hạn chế được lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, tiết kiệm chi phí quản lý, mức phí bảo hiểm có thể giảm so với phương thức truyền thống; không cần phân loại rủi ro cho từng hộ mua bảo hiểm; cấu trúc sản phẩm linh hoạt, có thể sử dụng cùng một sản phẩm bảo hiểm, cùng một loại hình rủi ro cho cả hộ nông dân nhỏ cũng như những trang trại lớn, nông trường liên doanh, liên kết.

(2) Bảo hiểm cây lúa thời gian qua chưa phát triển, do nhiều nguyên nhân, như: Nguyên nhân từ hộ nông dân: Nhận thức của người nông dân về quản lý rủi ro và bảo hiểm còn thấp; Khả năng tài chính để tham gia bảo hiểm cây lúa còn hạn chế; Tâm lý ỷ lại vào cơ chế hỗ trợ từ phía Nhà nước. Nguyên nhân từ DNBH: Các DNBH ngại triển khai do rủi ro phức tạp; Lợi nhuận thu được thấp; gặp nhiều khó khăn trong quản lý rủi ro; nguồn nhân lực thực hiện bảo hiểm nông nghiệp chưa đầu tư thích đáng. Nguyên nhân từ phía Nhà nước: Chính phủ đang tập trung hỗ trợ đối tượng là hộ nghèo; chưa hỗ trợ đúng mức về công tác truyền thông; chưa hỗ trợ kinh phí thực hiện cho các địa phương; thiếu cơ sở dữ liệu về cây lúa và rủi ro; Chưa xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ, thường xuyên giữa DNBH với chính quyền địa phương và các ngành liên quan.

(3) Từ ba nhân tố của mô hình TBP, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng, bao gồm 6 nhân tố: thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, truyền thông, thủ tục tham gia và chính sách hỗ trợ phí của Chính phủ. Trong đó, nhân tố Hỗ trợ phí của Chính phủ (tác động 35,75%), Thủ tục tham gia (tác động 3,8%) chưa được chú ý đến trong các nghiên cứu về ý định tham gia bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm cây lúa nói riêng tại Việt Nam và trên thế giới.

(4) Theo quan điểm của luận án, để phát triển bảo hiểm cây lúa cần hình thành ý định tham gia từ phía hộ nông dân. Do đó cần tập trung vào một số giải pháp: (1) Chính phủ tăng mức hỗ trợ phí bảo hiểm cho hộ nông dân; Ưu tiên hỗ trợ phí bảo hiểm cho các hộ sản xuất hàng hóa; (2) Tăng cường hoạt động truyền thông về bảo hiểm cây lúa; (3) Hình thành chuỗi giá trị sản xuất lúa hàng hóa, DNBH tham gia vào chuỗi này; (4) Hỗ trợ tài chính cho địa phương triển khai bảo hiểm cây lúa.

--------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Topic: Research on factors affecting farmers' intention to participate in rice insurance in the Red River Delta
Major: Insurance Economics                            Code: 9340201
Attendant: Phan Anh Tuan                              Attendant’s code: NCS35.60BH
Supervisor: Assoc. Prof. Nguyen Van Dinh

New contributions in terms of academic and theoretical aspects

Through the research process, the dissertation discovered a theoretical gap which there was a lack of studies on the factors affecting farmers' intention to participate in rice insurance in the Red River Delta in particular and Vietnam in general. In addition, there was a reality gap which was most of the studies only mentioned the agricultural insurance, but not the factors affecting the intention to participate in rice insurance. Their contents are often presented only in descriptive statement of problems, and do not have the connection with the Red River Delta. Also, there was a gap in research methods. Most studies applied the qualitative method to analyze, evaluate and provide preliminary judgments with orientation. Some carried out the quantitative method but their research objectives were completely different with those of the dissertation. The dissertation combined both qualitative and quantitative methods, and used the TPB model to conduct the study, and also the survey process was carried out through two stages. In stage 1, the author sent the questionnaire to the non-life insurance companies in Vietnam and concurrently conducted in-depth interviews with 15 experts. The purpose was to review the scales and determine that in addition to the three factors in the TPB model, whether it is possible to include new factors including communication on rice insurance, participation procedures, the Government's assistance policies in the model. In stage2, after identifying the possible factors, the research built the questionnaire, investigated households to verify the impacts of these factors on their intention to participate in rice insurance.

Findings and recommendations obtained from research surveys and results

(1) Through the research process, the dissertation pointed out the advantages of rice insurance according to indices. Insurers can save costs, efforts and time in calculating insurance premiums as well as assessing risks. Rice insurance also makes the compensation review faster and more convenient; limits the adverse selection and moral hazard, saves management costs, and reduces the insurance premiums compared to traditional methods. Additionally, the classification of risks for each household when buying insurance will not be necessary and mandatory. Also, rice insurance provides a flexible product structure with the same insurance product and same type of risk for small farming households as well as large ones and joint ventures.

(2) Rice insurance has not been well-developed due to many reasons. Firstly, regarding farmers, their awareness of risk management and insurance was low, their financial capacity to participate in insurance was limited, the scale of rice production was small and fragmented, rice production was mainly based on experience, and the mindset of relying on financial support mechanism from the State was still popular. Secondly, regarding insurance companies, they shared a common perception that rice has high risks, profits obtained from rice insurance were low, insurers faced many difficulties in risk management, human resources in agricultural insurance was not well invested. Thirdly, regarding the State, the Government has been focusing on supporting poor households, they have not provided adequate support for communication, the Government has not provided funding for implementation in local areas, there is a lack of databases to calculate premium and build insurance indices as well as a mechanism for close and regular cooperation between insurance enterprises and local authorities and relevant sectors.

(3) Based on three factors of the TBP model, the dissertation proposed a research model related to factors affecting farmers' intention to participate in rice insurance in the Red River Delta, which included six factors. They are attitude, subjective norms, perceived behavioral control, communication, participation procedures and the Government’s insurance premium assistance policies. Specifically, the Government’s insurance premium assistance policies (35.75% in terms of impact degree) and participation procedures(3.8%  in terms of impact degree) have not been paid careful attention in studies on farmers' intention to participate in agricultural insurance in general and rice insurance in particular in Vietnam and around the world.

(4) In order to develop rice insurance, it is necessary to form the intention to participate from the farmers' side. Therefore, it is necessary to focus on a number of solutions which are (1) The government should increase the insurance premium subsidy for farmers with priority given to production households; (2) Strengthen the communication on rice insurance; (3) Form a value chain of commodity rice production with insurers' participate; (4) Provide financial support for the local implementation of rice insurance.