Nghiên cứu sinh Phan Thị Thái Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 27/02/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường cho NCS Phan Thị Thái Hà, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài “TẢnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính đại học vùng tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên”.
Thứ ba, ngày 29/12/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính đại học vùng tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích                      Mã số: 9340301
Nghiên cứu sinh: Phan Thị Thái Hà                                        Mã NCS: NCS34.089KT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Trí Tuệ, TS. Bùi Thị Minh Hải
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề cơ bản của kiểm soát nội bộ (KSNB) và hiệu lực quản lý tài chính gắn với đặc thù của đại học công lập Việt Nam nói chung và đại học vùng nói riêng; tiếp cận và làm rõ mối quan hệ và ảnh hưởng của các thành phần của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính của đại học, nghiên cứu trường hợp của Đại học Thái Nguyên. Đây là hướng nghiên cứu mới mà ít có công trình nghiên cứu đề cập tới, đặc biệt là với đối tượng nghiên cứu là các đại học công lập trong ngữ cảnh của Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu, chỉ ra các nhân tố của KSNB có ảnh hưởng tới hiệu lực quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh hướng tới đảm bảo tự chủ tài chính, đưa ra các khuyến nghị điều chỉnh, khắc phục đối với KSNB, nâng cao hiệu lực quản lý tài chính nhằm phát huy tối đa quyền tự chủ của Đại học Thái Nguyên trong khuôn khổ pháp luật, từ đó có thể điều chỉnh, đúc kết kinh nghiệm chung cho các đại học vùng tại Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát 

Khẳng định tác động tích cực của các thành phần của KSNB tới hiệu lực quản lý tài chính trong Đại học vùng. Một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ mang giúp cho đơn vị đạt được hiệu lực quản lý tài chính.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị được đưa ra nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu lực quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh hướng tới tự chủ tài chính:
- Khuyến nghị với cơ quan nhà nước: Kết quả nghiên cứu cho thấy các quy định của Nhà nước đối với đại học vùng chưa thực sự phù hợp, thống nhất và chưa thúc đẩy được sự phát triển của đại học vùng và các đơn vị thành viên, do vậy (i) Đại học vùng cần được giao quyền tự chủ cao hơn và toàn diện hơn so với các trường thành viên; (ii) Cần sớm ban hành các văn bản pháp quy quy định cụ thể về quyền tự chủ đại học phù hợp với đặc điểm tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đại học vùng; (iii) Các văn bản được ban hành cần có tính thống nhất cao nhằm đảm bảo trọn vẹn quyền tự chủ cho các đại học.
- Khuyến nghị với các đại học: (i) Đại học vùng cần thực hiện tái cấu trúc nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong đại học, phân bổ lại các nguồn lực, phân cấp quản lý theo hướng tăng cường tự chủ cho các đơn vị thành viên; (ii) Thiết lập và và hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong đại học như một hệ thống hoàn chỉnh (duy trì các quy tắc đạo đức và đảm bảo tính chính trực trong toàn thể đơn vị, nâng cao tính nhạy bén của người lãnh đạo, thực hiện tinh giản bộ máy theo những tiêu chí rõ ràng, xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy một cách hợp lý và hiệu quả, thiết lập cơ chế đánh giá rủi ro, thúc đẩy phát triển về hệ thống thông tin truyền thông, kiểm soát và giám sát độc lập, giám sát thường xuyên và định kỳ); (iii) Tăng nguồn thu và kiểm soát chi chặt chẽ nhằm nâng cao khả năng tự chủ tài chính của đại học.

------------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION
The dissertation topic: The impact of internal control on the effectiveness of regional university financial management in Vietnam - Thai Nguyen University case study
Major: Accounting, auditing and analyzing                Code: 9340301
PhD candidate: Phan Thi Thai Ha                            Code: NCS34.089KT
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Ngo Tri Tue, PhD. Bui Thi Minh Hai
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

The study has clarified the basic issues of internal control and the effectiveness of financial management associated with the characteristics of Vietnamese public universities in general and regional universities in particular; approaching and clarifying the relationship and effects of components of internal control on the effectiveness of university financial management, a case study of Thai Nguyen University. This is a new research direction that few researches mention, especially with the research object of public universities in the context of Vietnam.
From the research results, it pointed out that factors of internal control affect the effectiveness of financial management of Thai Nguyen University in the context towards ensuring financial autonomy; making recommendations for adjustment and remediation for internal control; improve the effectiveness of financial management in order to maximize the autonomy of Thai Nguyen University within the legal framework; to adjust and draw common experiences for regional universities in Vietnam.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

Affirming the positive effects of components of internal control on the effectiveness of financial management in regional universities. An effective internal control system will help you to achieve effective financial management.
Based on the research results, recommendations are given to improve internal control and improve the effectiveness of financial management of Thai Nguyen University in the context of financial autonomy:
- Recommendations to state agencies: The research results show that the State's regulations for regional universities are not really appropriate, unified and have not promoted the development of regional universities and units. members, therefore (i) Regional Universities should be given higher autonomy and more comprehensive than the member universities; (ii) It is necessary to soon promulgate legal documents specifying university autonomy in accordance with the organizational characteristics and functions and duties of regional universities; (iii) The issued documents need to have a high consistency to ensure full autonomy for universities.
- Recommendation to universities: (i) Regional universities need to carry out restructuring in order to improve the organizational structure in universities, reallocate resources, decentralize management towards increased autonomy for member units; (ii) Establish and perfect internal control within the university as a complete system (maintain ethical rules and ensure integrity throughout the organization, improve the acumen of leaders guide, streamline the apparatus according to clear criteria, build a rational and effective organizational structure, set up a risk assessment mechanism, promote the development of information transmission systems. independent communication, control and monitoring, regular and periodic monitoring); (iii) Increase revenue and strictly control spending to improve financial autonomy of the university.