Nghiên cứu sinh Trương Nhật Hoa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 26/04/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trương Nhật Hoa, chuyên ngành Kinh tế phát triển với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học của các hộ gia đình ở Việt Nam.
Thứ tư, ngày 15/03/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học của các hộ gia đình ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển        Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Trương Nhật Hoa        Mã NCS: NCS39.07PT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Cương, GS.TS. Nguyễn Khắc Minh
Cơ sở đào tạo:  Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Sử dụng số liệu từ VHLSS năm 2018, luận án tập trung tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học của các hộ gia đình tại Việt Nam. Khác với các nghiên cứu trước đây, luận án đưa ra ba điểm đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, luận án đã tích hợp lý thuyết tiêu dùng, đầu tư và lý thuyết lựa chọn trong việc xem xét hành vi tối đã hoá lợi ích của chủ hộ để sinh ra các hàm cầu giáo dục đại học khác nhau một cách có hệ thống.
Thứ hai, luận án đã phối hợp xem xét tất cả các hàm cầu giáo dục đại học dưới các dạng liên tục và dạng rời rạc trên cùng bộ số liệu giúp cho các kết luận về ảnh hưởng của các nhân tố đến cầu giáo dục đại học được xem xét có độ tin cậy cao hơn.
Thứ ba, đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên đã đề xuất kiểu xây dựng mô hình dự báo chi phí cơ hội của người đi học đại học làm biến xấp xỉ để phối hợp vào các dạng hàm cầu giáo dục đại học khác nhau và áp dụng vào số liệu Việt Nam. Đặc biệt biến chi phí cơ hội cho phép phân biệt rõ nhu cầu (cầu mong muốn) và cầu thông qua mức ý nghĩa của nó.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Kết quả ước lượng của các mô hình (cả liên tục và rời rạc) cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng dương và có ý nghĩa thống kê, có nghĩa là trình độ học vấn càng cao thì khả năng ra quyết định cho con em vào học đại học càng lớn. Khác với các nghiên cứu trước đây, kết quả của luận án còn cho thấy, đối với các hộ nghèo, trình độ học vấn của chủ hộ cũng có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng dương tới cầu giáo dục. Một lý giải phù hợp cho kết quả này đó là học vấn của chủ hộ càng cao, đặc biệt là những chủ hộ trong phân bị thu nhập thấp, thì nhận biết về việc ‘học để có tri thức, thoát nghèo’, họ sẽ là người có tác động rất lớn đến việc con/em của họ học đại học. Đây là cơ sở để đưa ra khuyến nghị chính sách rất có ý nghĩa đối với khu vực các hộ nghèo và đặc biệt là các hộ gia đình dân tộc thiểu số (ví dụ như: xây dựng và phát triển mạnh mẽ các kênh hỗ trợ tài chính cho sinh viên).
Cũng trong mô hình cầu giáo dục đối với các hộ nghèo, luận án không chỉ dừng ở chiều tác động của giới tính của chủ hộ mà còn chỉ ra mức độ tác động của biến này. Cụ thể, nếu chủ hộ là nam thì khả năng quyết định cho con đi học đại học thấp hơn so với chủ hộ là nữ. Điều này có hàm ý quan trọng trong việc cần tăng cường tiếng nói, vai trò của người phụ nữ trong gia đình, vì điều đó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cơ hội được đi học đại học của con cái.

---------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic of Thesis: Factors affecting the higher education demand of households in Vietnam
Major: Economic Development            ID: 9310105
PhD Student: Truong Nhat Hoa            Student ID: NCS39.07PT
Instructor: Assoc.Prof.Dr. Vu Cuong, Prof. Dr. Nguyen Khac Minh
Training School:  National Economics University

New academic and theoretical contributions

Using data from VHLSS 2018, the thesis focuses on comprehending the variables influencing households' demand for higher education in Vietnam. Unlike earlier research, the thesis adds the following three unique insights:
Firstly, the thesis has combined consumption, investment, and choice theory while taking into account the householder's benefit-maximizing behavior to provide various higher education demand functions in an effective manner.
Secondly, the thesis has coordinated to consider all the higher education demand functions in continuous and discrete forms on the same data set to help draw conclusions about the influence of factors on education demand for universities, which are considered to have higher reliability.
Lastly, this is the first empirical study to suggest a model for estimating the opportunity cost of graduates from universities as an approximation variable to include in various higher education demand functions. and utilized data from Vietnam. Particularly, the opportunity cost variable's significance level makes it possible to clearly distinguish between desired demand and demand.

New findings and proposals drawn from research and survey results of this thesis

The estimation results of the models (both continuous and discrete) show that the education level of the head of household has a positive and statistically siginificant effect, which means that the higher the education level, the greater the likelihood that the head of housedold will decide to send their children to  college. Contrary to earlier research, the thesis findinds also demonstrate that the household head’s education degree has a statiscally significant impact on poor households’ demand for education. A suitable explanation for this result is that the higher the education of the household head, especially those in the low-income segment, the more aware they are of ‘learning to gain knowledge, escaping poverty’, who have a great influence on their children’ college education. This serves as the foundation for highly important policy recommendations for low-income households, particularly those that belong to ethnic minorities (for example: building and strongly developing finance support channels for students).
Also in the education demand model for poor households, the thesis not only focuses on the impact of the gender of the household head but also shows the level of impact of this variable. Specifically, if the head of the household is male, the likelihood of deciding to send his child to university is lower than that of the female head of household. This has important implications in the need to strengthen the voice and the role of women in the family, as that will have positive effect on their children’s chances of going to university.