Nghiên cứu sinh Từ Thảo Hương Giang bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 09/11/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Từ Thảo Hương Giang, chuyên ngành Quản trị nhân lực, với đề tài "Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đến sự hài lòng công việc của giảng viên nữ các trường đại học ở Việt Nam"
Thứ hai, ngày 28/09/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đến sự hài lòng công việc của giảng viên nữ các trường đại học ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực            Mã số: 9340404_NL
Nghiên cứu sinh: Từ Thảo Hương Giang        Mã NCS: NCS36.097NL
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Nam Phương, TS. Ngô Quỳnh An
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Từ cơ sở lý thuyết về xung đột vai trò công việc và vai trò gia đình (WFC) và qua kết quả khảo sát của 624 giảng viên của 27 trường đại học tại Việt Nam, luận án đã làm rõ bản chất cả hai hướng của WFC theo chiều cạnh thời gian, căng thẳng và hành vi của các nữ giảng viên trong các trường đại học; mô tả được mức độ và cơ chế ảnh hưởng của xung đột công việc gia đình tới sự hài lòng công việc của nữ giảng viên thông qua việc đánh giá tác động trực tiếp cũng như vai trò điều tiết của sự hỗ trợ xã hội (gồm: hỗ trợ của đồng nghiệp và hỗ trợ của gia đình), cụ thể: 
(1)    Khẳng định ảnh hưởng tiêu cực của cả hai hướng xung đột vai trò công việc và vai trò gia đình tới hài lòng công việc của giảng viên nữ trong các trường đại học tại Việt Nam: (a). Xung đột công việc - gia đình (WIF) tới hài lòng công việc (b). Xung đột gia đình - công việc (FIW) tới hài lòng công việc. 
(2)    Khẳng định tác động điều tiết của hỗ trợ xã hội gồm: (a). Tác động điều tiết của sự hỗ trợ đồng nghiệp đến mối quan hệ cả hai hướng của xung đột vai trò công việc và vai trò gia đình tới hài lòng công việc và (b). Tác động điều tiết của hỗ trợ gia đình đến mối quan hệ giữa xung đột gia đình - công việc tới hài lòng công việc.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả của luận án cho thấy, những quan niệm của xã hội về vai trò và vị thế của người phụ nữ trong công việc và gia đình cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt với những nữ giảng viên đại học. Họ vừa phải đảm bảo vai trò của người con, người vợ, người mẹ trong gia đình vừa phải đảm bảo vai trò của một nhà nghiên cứu, nhà giáo mẫu mực trong xã hội. Chính vì vậy, khả năng rơi vào tình trạng xung đột ở cả vai trò gia đình và vai trò công việc ngày càng cao dẫn tới những hệ quả tiêu cực và làm giảm mức độ hài hòng công việc của các nữ giảng viên. Kết quả cũng cho thấy vai trò điều tiết của sự hỗ trợ đồng nghiệp, hỗ trợ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực của xung đột vai trò công việc và vai trò gia đình tới hài lòng công việc của nữ giảng viên thông qua những lời khuyên, sự chia sẻ trong cả hai vai trò từ đồng nghiệp và gia đình, giúp họ có những thái độ tích cực và hài lòng hơn với công việc của họ. 
(1)    Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số gợi ý cho các nữ giảng viên, các cán bộ quản lý và các tổ chức chính trị xã hội trong các trường đại học có những biện pháp trong thực tiễn để giảm xung đột vai trò công việc và vai trò gia đình, qua đó cải thiện sự hài lòng công việc của nữ giảng viên góp phần cải thiện kết quả hoạt động của nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam.
(2)    Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo tốt giúp nâng cao nhận thức của giảng viên, cán bộ quản lý và gia đình về vấn đề xung đột vai trò của nữ giảng viên và vai trò của họ trong gia đình, qua đó tăng cường sự hỗ trợ xã hội giúp giảm xung đột và tăng sự hài lòng công việc.
 

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Impact of Work Family Conflict on job satisfaction of female lecturers at universities in Vietnam
Major: Human Resource Management         Code: 9340404_NL
PhD candidate: Tu Thao Huong Giang         PhD code: NCS36.097NL
Instructor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Nam Phuong, Dr. Ngo Quynh An
Institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions 

From the theoretical basis of conflict between work and family roles and through the survey results of 624 lecturers from 27 universities in Vietnam, the thesis has clarified the nature of both directions of WFC in terms of time, stress and behavior of female lecturers in universities;  as well as has described the extent and mechanism of the impact of Work-Family Conflicts on female lecturers' job satisfaction through the assessment of the direct impact and  the regulatory role of social support (including : colleague support and family support), in particular:
(1) Proving the negative effects of both work and family roles conflict on job satisfaction of female lecturers in universities in Vietnam: (a). Work to Family Conflict (WIF) to job satisfaction (b). Family to Work Conflict (FIW) to job satisfaction.

(2) Proving  the moderate effects of social support including: (a). The moderate effects of co-worker support on both directions of work-family conflict on job satisfaction and (b). The moderate impact of family support on relationship between the work to family conflict and on job satisfaction.

New ideas  and proposals extracted from the research results and surveys of the thesis

The results of the thesis show that the social perceptions for the role and position of women in work and family have also changed, especially with female university lecturers. They must also ensure the role of children, wives, mothers in the family and must ensure the role of an exemplary researcher and teacher in society. Therefore, the possibility of falling into conflict in both the family and work roles is increasing, leading to negative consequences and reducing the level of job satisfaction of female teachers. The results also show that the regulatory role of coworker support and family support plays an important role in reducing the negative effects of work-family conflict, through advice and sharing from colleagues and family that will help  them to have a more positive attitude and more satisfied with their work.
(1)    From the above research results, the author gives some suggestions for female lecturers, managers and socio-political organizations in universities to take measures into practice to reduce the conflict of work and family roles, thereby improving the job satisfaction of female lecturers, contributing to improve school performance in the context of higher education innovation in Vietnam. 
(2)    The research results are also good reference to raise the awareness of lecturers, managers and families on the issue of conflict among roles of female teachers and their roles in the family, thereby increasing social support to help reduce conflicts and increase job satisfaction.