Viện Đào tạo Sau đại học - ĐH KTQD

Nghiên cứu sinh Kiều Nguyễn Việt Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 29/07/2024 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Kiều Nguyễn Việt Hà, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp: Trường hợp của Việt Nam".
Thứ năm, ngày 04/07/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp: Trường hợp của Việt Nam.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)    Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Kiều Nguyễn Việt Hà        Mã NCS: NCS39.40QTK
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1. Thứ nhất, dựa trên tiếp cận về Hệ sinh thái đổi mới (Koenig, 2012; Moore, 1996), Luận án đã xem xét vai trò liên kết của doanh nghiệp với các tổ chức trung gian (như: Viện nghiên cứu, Trường đại học, cơ quan Chính phủ, Hiệp hội…) và làm rõ thêm luận điểm: liên kết với các tổ chức trung gian đóng vai trò làm cấu nối, mở đường cho việc tìm kiếm, hấp thụ và khai thác tri thức, ý tưởng đổi mới từ liên kết các đối tác trên chuỗi cung ứng. Luận án đã cung cấp thêm một góc nhìn mới về yếu tố tiền đề thúc đẩy liên kết chuỗi cung ứng, đặc biệt trong bối cảnh các SMEs chế biến chế tạo Việt Nam.
2. Thứ hai, dựa trên Lý thuyết dựa vào nguồn lực (Barney, 1991; Grant, 1991; Peteraf, 1993; Wernerfelt, 1984), Lý thuyết dựa vào tri thức, Lý thuyết mạng (Javalgi và Todd, 2011, Lin và Lin, 2016, Fang et al., 2019) và Lý thuyết về năng lực động (Teece et al. 1997; Eisenhardt và Martin, 2000; Teece 2007), Luận án đã thảo luận về mối quan hệ của yếu tố đặc trưng doanh nghiệp (tuổi, quy mô, đặc trưng sản phẩm/ngành, chi phí R&D…) và cơ chế tác động của liên kết chuỗi cung ứng tới tăng trưởng trong bối cảnh của các SMEs lĩnh vực chế biến chế tạo. Theo đó, Luận án đã mở rộng góc nhìn lý thuyết về sự tác động của liên kết chuỗi cung ứng đến tăng trưởng của các SMEs với việc xem xét tác động (gián tiếp) thông qua kết quả đổi mới. Từ đó bổ sung thêm một luận điểm đáng lưu ý về vai trò trung gian của kết quả đổi mới (trong trường hợp SMEs lĩnh vực chế biến chế tạo của Việt Nam là đổi mới quy trình) trong mối liên hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của SMEs.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

1. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: (1) liên kết với các tổ chức trung gian có tác động tích cực, tạo thuận lợi cho việc tiếp lựa chọn, tiếp thu thông tin, ý tưởng đổi mới của doanh nghiệp từ các đối tác trên chuỗi cung ứng;(2) Liên kết trong chuỗi cung ứng của DN không trực tiếp tác động lên tăng trưởng của DN mà thông qua các kết quả đổi mới cụ thể (trong trường hợp SMEs lĩnh vực chế biến chế tạo của Việt Nam là đổi mới quy trình) tác động tới tăng trưởng của doanh nghiệp; (3) Liên kết chuỗi cung ứng và liên kết với các tổ chức trung gian tác động tích cực tới hầu hết các kết quả đổi mới;  (4) Luận án cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của một số yếu tố nguồn lực bên trong và đặc điểm của SMEs như quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, ngành sản phẩm chính và mức độ chi R&D tới mức độ hợp tác, liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của DN.
2. Nghiên cứu đưa ra các hàm ý chính sách sau: 
- Để tăng cường liên kết chuỗi cung ứng, các SMEs chế biến chế tạo cần tiếp tục củng cố và khai thác liên kết với các tổ chức trung gian (Viện nghiên cứu, Trường đại học, Chính phủ, Hiệp hội) để tạo ra điều kiện thuận lợi thúc đẩy liên kết chuỗi cung ứng, từ đó mang lại các kết quả đổi mới cụ thể và tăng trưởng doanh nghiệp.
- Để liên kết chuỗi cung ứng mang lại tác động tích cực với tăng trưởng của SMEs lĩnh vực chế biến chế tạo thì trước hết tạo ra những kết quả đổi mới cụ thể, đặc biệt là đổi mới quy trình.
- Tăng cường năng lực hấp thụ là giải pháp quan trọng giúp SMEs nâng cao khả năng tiếp thu  kiến thức, ý tưởng đổi mới từ liên kết chuỗi cung ứng và chuyển hóa thành các kết quả đổi mới. 
- Chính phủ nên tiếp tục ưu tiên phát triển cho SMEs lĩnh vực cơ khí chế tạo, dệt may, da giầy, công nghiệp hỗ trợ; đồng thời, các chính sách cần có sự khác biệt dựa trên đặc thù của doanh nghiệp về quy mô, tuổi, đặc điểm sản phẩm/ngành, lĩnh vực để thúc đẩy các hoạt động liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của SMEs ngành chế biến chế tạo.
----------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THESIS

Thesis topic: Factors Affecting Supply Chain Linkages and Firm Growth: The Case of Vietnam 
Major: Business administration            Code: 9340101
Research student: Kieu Nguyen Viet Ha         Code: NCS39.40QTK
Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thanh Hieu
Training facility: National Economics University

New contributions in theoretical point of view

1. Firstly, based on Innovation Ecosystems Approach (Koenig, 2012; Moore, 1996), the thesis examines the role of enterprise linkages with intermediary organizations (such as research institutes, universities, government agencies, associations, etc.) and further clarifies the argument that linkages with intermediary organizations serve as bridges, paving the way for the search, absorption, and exploitation of knowledge and innovative ideas from links with partners on the supply chain. The thesis also provides a new perspective on the antecedents that promote supply chain linkages, particularly in the context of Vietnamese manufacturing SMEs.
2. Secondly, based on the Resource-Based Theory (Barney, 1991; Grant, 1991; Peteraf, 1993; Wernerfelt, 1984), Knowledge-Based Theory, Network Theory (Javalgi and Todd, 2011; Lin and Lin, 2016; Fang et al., 2019), and Dynamic Capabilities Theory (Teece et al., 1997; Eisenhardt and Martin, 2000; Teece, 2007), the thesis discusses the relationship between enterprise characteristics (age, size, product/industry characteristics, R&D expenditure, etc.) and the mechanism of supply chain linkages' impact on growth in the context of manufacturing SMEs. Accordingly, the thesis broadens the theoretical perspective on the impact of supply chain linkages on the growth of SMEs by considering the (indirect) impact through innovative outcomes. This adds another noteworthy argument about the intermediary role of innovative outcomes (in the case of Vietnamese manufacturing SMEs, this refers to process innovation) in the relationship between supply chain linkages and the growth of SMEs. 

New findings and proposals from research findings and survey results of the thesis

1. Research results indicate that: (1) Partnerships with intermediary organizations have a positive impact, facilitating the selection and acquisition of information and innovative ideas from partners in the supply chain; (2) Supply chain linkages of enterprises do not directly affect business growth but rather operate through specific innovation outcomes (in the case of Vietnamese manufacturing SMEs, process innovation); (3) Supply chain linkages and partnerships with intermediary organizations positively impact most innovative outcomes; (4) The thesis also provides empirical evidence on the impact of several internal resource factors and SME characteristics such as firm size, firm age, product characteristics, main industry, and R&D spending level on the level of cooperation, supply chain linkages, and firm growth.
2. The study also presents the following policy implications:
- To strengthen supply chain linkages, manufacturing SMEs need to continue to consolidate and leverage partnerships with intermediary organizations (research institutes, universities, government, associations) to create favorable conditions for promoting supply chain linkages, thereby leading to specific innovation outcomes and business growth;
- For supply chain linkages to have a positive impact on the growth of manufacturing SMEs, it is necessary to first generate specific innovation outcomes, especially process innovation;
- Enhancing absorptive capacity is an important solution to help SMEs improve their ability to absorb knowledge and innovative ideas from supply chain linkages and transform them into innovation outcomes;
- The government should continue to prioritize the development of SMEs in the mechanical manufacturing, textile, footwear, and supporting industries; at the same time, policies should be differentiated based on the specific characteristics of the enterprise in terms of size, age, and product/industry characteristics to promote supply chain linkage activities and the growth of manufacturing SMEs.