Nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Thắng bảo vệ luận án tiến sĩ
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD) Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Thắng
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Sơn Tùng; TS. Vũ Thị Uyên
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án mang lại những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn, được phản ánh qua các nội dung sau đây:
* Những đóng góp về mặt lý luận:
- Mở rộng và làm sâu sắc các khái niệm hài lòng trong công việc (HLTCV) và cam kết với tổ chức (CKVTC) gắn với đặc điểm công việc ngành khai thác than Việt Nam,
- Phát triển và hiệu chỉnh thang đo HLTCV và CKVTC phù hợp với đặc điểm công việc, văn hóa và trình độ người lao động trong ngành than Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hài lòng bên ngoài không làm tăng cam kết tình cảm của công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp khai thác than hầm lò tại Việt Nam.
* Những đóng góp về mặt thực tiễn:
- Luận án nhấn mạnh việc đảm bảo sự hài lòng chung của công nhân, trong đó an toàn, công bằng và sự tham gia quyết định là chìa khóa tạo cam kết với tổ chức của người lao động. Các nhà quản trị nên đưa ra những chính sách tăng sự hài lòng và cam kết với tổ chức nên tập trung theo kết quả này.
- Luận án đề xuất các giải pháp hướng đến việc nâng cao sự HLTCV qua đó thúc đẩy thực hiện các cam kết với tổ chức gắn với thực tế ngành than.
- Luận án là một tài liệu tham khảo giá trị cho các các nhà quản lý trong các doanh nghiệp khai thác than cũng như trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đồng thời nó có thể được sử dụng như là các tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Thứ nhất, Phân tích định lượng không ghi nhận mối quan hệ đáng kể giữa sự hài lòng bên ngoài và cam kết tình cảm. Nghiên cứu định tính bổ sung chỉ ra rằng an toàn công việc, văn hóa lao động đổi mới và khoảng cách từ nhà tới nơi làm việc là những yếu tố ảnh hưởng đến cam kết tình cảm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần cải tiến trong quản lý, tăng cường an toàn lao động và có chính sách hỗ trợ về nơi ở và công việc cho người lao động và gia đình họ.
Thứ hai, Để tăng cường mức độ gắn bó của nhân viên, doanh nghiệp cần triển khai cùng lúc nhiều giải pháp cả về vật chất lẫn tinh thần: Cải thiện tiền lương và thưởng để thu hút và giữ chân lao động, đảm bảo khuyến khích người lao động phát triển kỹ năng; đầu tư vào y tế và giáo dục, đảm bảo an sinh cho người lao động và gia đình, giúp họ tập trung vào công việc; Phát triển phương pháp lãnh đạo mới hiệu quả, với lãnh đạo cấp cao cần nhận thức rằng sản xuất không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì an ninh năng lượng và giá trị cộng đồng.
----------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
The topic of thesis: The Impact of Job Satisfaction on Organizational Commitment of workers in Vietnamese underground coal mining enterprises.
Major: Business Administration (Faculty of Business Management) Code: 9340101
Ph.D. candidate: Nguyen Duc Thang Candidate code: NCS37.052QTK
Supervisor: A/Prof Dr. Ha Son Tung; Dr. Vu Thi Uyen
Training institution: National Economics University
Theoretical and Practical Contributions
This thesis has significant theoretical and practical contributions, reflected in the following content:
* Theoretical contributions:
- Expanding and deepening the concepts of job satisfaction (JS) and organizational commitment (OC), linked to the job characteristics of the Vietnamese coal mining industry.
- Developing and refining the scales for measuring JS and OC to align with the job characteristics, cultural context, and workers’ skill levels of the Vietnamese coal mining industry.
- The study findings indicate that external satisfaction does not increase the affective commitment of workers in the underground coal mining enterprises in Vietnam.
* Practical Contributions:
- The thesis emphasizes ensuring general satisfaction worker, where safety, fairness, and participatory decision-making are key to fostering organizational commitment. Practical solutions should focus on these findings.
- The thesis proposes solutions to enhancing job satisfaction, thereby promoting commitment to the organization, tailored to the realities of the coal industry.
- The thesis serves as a valuable reference for managers in coal mining enterprises and other industrial production and can be used in teaching and researching.
New Findings and Recommendations Derived from the Research Results
Firstly, quantitative research did not find a significant relationship between external satisfaction and affective commitment. In addition, qualitative research further indicates that job safety, labor culture, innovation, and commuting distance are factors that influence affective commitment. Therefore, mining enterprises should be improving management practices, enhance worker safety, and develop policies supporting employee and family accommodation and job security.
Secondly, to enhance employee attachment levels, mining enterprises should to implement multiple solutions, both material and psychological such as: improving wages and bonuses to attract and retain labor, ensuring incentives for skills development; investing in healthcare and education to secure welfare for workers and their families, helping them focus on their work; developing effective new leadership methods, with senior leaders needing to recognize that production is not only for profit but also for energy security and community values.