Viện Đào tạo Sau đại học - ĐH KTQD

NCS Nguyễn Duyên Cường bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường

Ngày 18/02/2011, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường cho NCS Nguyễn  Duyên Cường, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, với đề tài “Đổi mới quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.

Thứ sáu, ngày 18/02/2011

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Đổi mới quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và QHKTQT (Kinh tế đối ngoại)
Mã số: 62.31.07.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Duyên Cường                           
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Nguyễn Thị Hường  2. PGS.TS Đinh Văn Thành

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án phân tích vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu và chỉ rõ tầm quan trọng của quản lý nhà nước trong quá trình hoạch định, thực thi và đánh giá cơ chế chính sách phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án đề xuất phương pháp đánh giá vai trò của quản lý Nhà nước trong quá trình biến động và phát triển thị trường xăng dầu mà cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh phân phối xăng dầu ở Việt Nam.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam từ 1991 đến 2010 đã khẳng định quản lý hoạt động kinh doanh phân phối xăng dầu của Việt Nam trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên còn chậm và chưa theo kịp với yêu cầu phát triển, chưa vận hành theo đúng cơ chế thị trường. Nguyên nhân của hạn chế được tìm ra là:

(i) Tư duy nhận thức về chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường, nhận thức về tác động của hội nhập quốc tế còn chậm và chưa rõ giữa bảo hộ của nhà nước và cơ chế thị trường;

(ii) Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường xăng dầu và ngành xăng dầu được hình thành trong chiến tranh, phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước;

(iii) Chưa phân biệt và tách bạch rõ giữa nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng và nhiệm vụ kinh doanh;

(iv) năng lực quản lý Nhà nước còn hạn chế;

(v) Thiếu nghiên cứu, dự báo về thị trường xăng dầu thế giới và tác động của thị trường xăng dầu thế giới đến thị trường xăng dầu Việt Nam;

(vi) Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như năng lực cạnh tranh của toàn ngành xăng dầu còn yếu.

Luận án đã đưa ra các quan điểm, giải pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trong giai đoạn 2011- 2020 mang tính hệ thống, toàn diện, đồng bộ và thực tiễn. Trong đó có 5 giải pháp có tính đột phá đó là:

(i)  Đổi mới tư duy nhận thức về kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trong đó cần thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường phân phối xăng dầu

(ii) Hình thành Trung tâm nghiên cứu dự báo về xăng dầu;

(iii)  Đổi mới cơ chế điều hành thuế nhập khẩu phù hợp với lộ trình cam kết cắt giảm thuế trong điều kiện Việt Nam đã có Nhà máy Lọc Dầu;

(iv) Bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu;

(v) Ngăn chặn hình thành các độc quyền trong kinh doanh xăng dầu;

(vi) Thực hiện hợp đồng, đấu thầu dịch vụ công trong dự trữ xăng dầu thay thế chính sách dự trữ chỉ định.

Nội dung của luận án xem tại đây.