NCS Phạm Đình Thưởng bảo vệ luận án tiến sĩ
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Kinh nghiệm sử dụng chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế Quốc tế (Kinh tế đối ngoại)
Mã số: 62.31.07.01
Nghiên cứu sinh: Phạm Đình Thưởng
Người hướng dẫn: 1. PGS. TS Bùi Anh Tuấn; 2. PGS. TS. Trần Công Sách
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Luận án phân tích và chỉ ra sự khác biệt của khái niệm chống bán phá giá ngày nay so với khái niệm nguyên thủy cũng như bản chất kinh tế của bán phá giá. Về khía cạnh kinh tế, bán phá giá thể hiện mục đích giá chiếm đoạt là phản cạnh tranh và cần chống. Tuy nhiên, về mặt pháp luật, WTO và luật các nước chỉ xét đến khía cạnh hiện tượng - sự chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất khẩu - để đi đến kết luận là có bán phá giá và làm cơ sở cho các biện pháp trừng phạt.
- Luận án đã chứng minh sự tồn tại các quan điểm chính sách khác nhau của các nước thể hiện thông qua các quy định pháp luật và biện pháp thực thi cụ thể và chỉ ra ba loại chính sách chống bán phá giá chủ yếu trên thế giới, là chính sách chống bán phá giá bảo hộ triệt để; chính sách chống bán phá giá hài hòa giữa bảo hộ sản xuất và lợi ích công; và chính sách chống bán phá giá linh hoạt.
- Luận án đã khảo sát và chứng minh việc sử dụng các phương pháp tính toán biên độ bán phá giá, tính toán thiệt hại đem lại các kết quả khác nhau như thế nào và hệ quả là có hay không áp dụng biện pháp CBPG và mức thuế suất thuế CBPG như thế nào, để luận giải quan điểm chính sách chống bán phá giá của các nước.
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
- Nghiên cứu đã chỉ ra 5 bài học trong việc xây dựng, sử dụng chính sách CBPG, gồm:
i) Xác định mục tiêu, quan điểm sử dụng chính sách chống bán phá giá phù hợp;
ii) Quy định cụ thể các yếu tố kỹ thuật để xác định bán phá giá và thiệt hại;
iii) Quy định cụ thể các biện pháp chống bán phá giá và rà soát;
iv) Quy định cụ thể về đánh giá ảnh hưởng đến lợi ích công của biện pháp chống bán phá giá; và
iv) Tổ chức phù hợp và nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về chống bán phá giá.
- Nghiên cứu đã chỉ ra những điều kiện sử dụng chính sách CBPG ở Việt Nam và xây dựng các giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam trên cơ sở các bài học được rút ra., cụ thể:
i) Đối với giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật về chống bán phá giá: Nghiên cứu chỉ ra những nội dung cần hoàn thiện phù hợp trên cơ sở xây dựng Luật Chống bán phá giá, bao gồm các tiêu chí xác định sản phẩm tương tự; khuyến nghị phương pháp xác định biên độ phá giá; các biện pháp CBPG và đánh giá ảnh hưởng lợi ích công.
ii) Đối với giải pháp kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cơ quan điều tra bán phá giá: Nghiên cứu đã chỉ ra Việt Nam không nên thực hiện theo cơ chế hội đồng như hiện nay và việc tổ chức cơ quan điều tra cần tách biệt hai bộ phận hoặc hai đơn vị điều tra riêng về bán phá giá và thiệt hại.
iii) Giải pháp nâng cao nhận thức, khả năng tham gia của doanh nghiệp trong khởi kiện và hỗ trợ điều tra: Nghiên cứu chỉ rõ việc nâng cao nhận thức và khả năng tham gia của doanh nghiệp cần được tập trung trong những ngành, lĩnh vực nào (gồm: máy và thiết bị điện; kim loại cơ bản; khoáng sản; phương tiện đi lại; nhựa và cao su; sản phẩm hóa chất; và dệt may); giải pháp mới được đưa ra là xây dựng dữ liệu kinh tế ngành để hỗ trợ doanh nghiệp và đơn giản hóa quy trình khởi kiện, điều tra phù hợp với nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam nhằm thuận lợi hóa khả năng sử dụng chính sách chống bán phá giá.
Nội dung của luận án xem tại đây.
----------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Thesis: Experience in using anti-dumping policy against imports in the world and lessons for Vietnam
Major: World Economy and International Economic Relations
Code: 62.31.07.01
Fellows: Pham Dinh Thuong
The guide: 1. Associated Prof. Dr. Bui Anh Tuan; 2. Associated Prof. Dr. Tran Cong Sach
The new contributions in terms of academic, theoretical
- The thesis analyzed and pointed out the difference of the concept of anti-dumping today compared to the original concept as well as the economic nature of the dumping. In terms of economics, dumping represents the purpose of appropriating is anti-competitive and should fight. However, in terms of the law, the WTO and the law only to the terms of the phenomenon - the difference between the normal value and export price - to come to the conclusion that dumping and as a basis for effective sanctions.
- The thesis has demonstrated the existence of different policy views of the water expressed through the laws and specific performance measures and pointed out three types of anti-dumping policies mainly on the gender policy is radically anti-dumping protection; antidumping policy harmony between production and protection of the public interest;, and anti-dumping policy flexibility.
- Thesis and demonstrate the use of survey methods to calculate dumping margins, calculated damages brought different results and how as a result, whether or not to apply anti-dumping measures and How anti-dumping duty rates, to interpretation views the anti-dumping policy of the country.
The new proposals drawn from the results of studies and researches of the thesis
- Research has shown five lessons in the construction and use of anti-dumping policy, including:
i) Identify the target, point using appropriate anti-dumping policy;
ii) specify the technical factors to determine dumping and injury;
iii) specify the anti-dumping measures and review;
iv) To provide for specific evaluation affect the interests of the anti-dumping measures; and
iv) appropriate organization and capacity building of state management agencies on anti-dumping.
- Research has shown that the conditions for use of anti-dumping policy in Vietnam and build the solution in accordance with the conditions of Vietnam on the basis of lessons learned., Namely:
i) For complete solution content antidumping law: Research indicates the appropriate content to complete construction on the basis of the Law on Anti-dumping, including the criteria for determining product similar; recommended method of determining the dumping margin; anti-dumping measures and assess the impact of public interest.
ii) For solutions to strengthen the organization and improve the investigation of dumping: Research has shown Vietnam should not be done under the current board and the organization of the investigation need to separate the two parts or two units separate investigation of dumping and damage.
iii) awareness solution, enterprises ability to engage in lawsuits and investigations support: The study indicated awareness and ability to participate in the enterprise should be concentrated in those sectors, any field (including: machinery and electrical equipment; basic metals; minerals; vehicles; plastics and rubber; chemical products; and textiles); newly launched solution is to build data sector to support economic data and simplify business processes lawsuits, investigations in accordance with the awareness of Vietnamese enterprises in order to facilitate the ability to use anti-dumping policy.