Viện Đào tạo Sau đại học - ĐH KTQD

NCS Trần Quang Thắng bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 24/08/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Quang Thắng, chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, với đề tài "Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước châu Á và giải pháp cho Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 24/08/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước châu Á và giải pháp cho Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế        
Mã số: 62.31.07.01
Nghiên cứu sinh: Trần Quang Thắng    
Người hướng dẫn: 1. GS.TS. Đỗ Đức Bình   2. TS. Vũ Tiến Lộc

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án hệ thống hóa và làm rõ 9 vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chủ yếu trong FDI ở các quốc gia tiếp nhận, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển châu Á. Trong đó có:

Sáu vấn đề chung xảy ra đối với tất cả các nước (mang tính phổ biến) như:

(1) Tạo áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư;
(2) Tạo ra sự mất cân đối cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng của nước tiếp nhận;
(3) Xuất hiện tình trạng chuyển giá trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia;
(4) Chuyển giao công nghệ lạc hậu;
(5) Không đáp ứng các điều kiện sinh hoạt và làm việc cho người lao động;
(6) Gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Ba vấn đề nảy sinh mang tính đặc thù chỉ nảy sinh ở một số nước như:

(1) Nguy cơ gây thâm hụt thương mại ở nước tiếp nhận đầu tư;
(2) Phát sinh các vấn đề tranh chấp lao động;
(3) Các vấn đề xã hội nảy sinh khác.

Luận án chỉ ra những tác động tiêu cực của các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI đối với quốc gia tiếp nhận, bao gồm:

(i) Giảm tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế;
(ii) Công nghệ tiếp nhận kém hiệu quả;
(iii) Giảm hiệu quả xuất khẩu;
(iv) Đình công gia tăng;
(v) Môi trường ô nhiễm nặng nề, tài nguyên cạn kiệt...

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Luận án phân tích thực trạng FDI tại Việt Nam và rút ra kết luận:

Thực tế FDI tại Việt Nam cũng nảy sinh 9 vấn đề kinh tế xã hội chủ yếu (đã nêu ở phần trên) như các nước tiếp nhận khác.

Nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh các vấn đề đó gồm:

(i) Quá chú trọng thu hút về lượng FDI (chiều rộng), ít chú ý đến hiệu quả sử dụng FDI (chiều sâu);
(ii) Các ngành công nghiệp hỗ trợ vừa yếu, vừa thiếu;…

Luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp xử lý, phòng ngừa các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI (trên cơ sở bài học kinh nghiệm của các nước đang phát triển châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Malaysia và thực tiễn thu hút FDI tại Việt Nam). Trong đó, đóng góp mới tập trung ở các nội dung:

(1) Tăng cường các biện pháp chống chuyển giá;
(2) Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư từ các TNC;
(3) Thiết lập hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nhập khẩu công nghệ thích hợp;
(4) Thu hút FDI có lựa chọn gắn với phát triển bền vững;
(5) Tăng đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo phương châm lấy doanh nghiệp làm trọng tâm;
(6) Cải thiện điều kiện về nhà ở và thực hiện chương trình an sinh xã hội cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL THESIS

Thesis title: Socio-economic issues arising from foreign direct investment in several Asian countries and solutions to Vietnam
Major: World economy and world economic relation        
Code: 62.31.07.01
PhD candidate: Tran Quang Thang    
Supervisors:  1. Prof. Dr. Do Duc Binh   2. Dr. Vu Tien Loc

New contributions in term of education and theory

The thesis has systemized and made clear 9 socio-economic issues arising from FDI in receiving countries, especially developing countries in Asia, including:

Six common issues happening to all countries (popularity) comprise:

(1) originated comparative pressure on enterprises of receiving countries;
(2) causing imbalance in economic structure according to sectors and regions of receiving countries;
(3) occurring transfer pricing in the internal of transnational companies;
(4) backward technology transfer;
(5) unsatisfying working and daily life conditions for employees;
(6) causing environmental pollution.

Three typical issues only emerging in certain countries include:

(1) Risk of trade deficit in receiving countries;
(2) Arising labor disputes;
(3) Arising other social issues.

The thesis has pointed out negative impacts of socio-economic issues arising from FDI of receiving countries, including:

(i) reduction in economic growth pace and quality;
(ii) less effective acquisition of technology;
(iii) reduction in production effectiveness;
(iv) increase in strikes;
(5) severely polluted environment, exhausted natural resources…

New findings and recommendations taken from the research and investigation of the doctoral thesis

The thesis has analyzed the real context of FDI in Vietnam and drawn some conclusions: 

In reality, FDI in Vietnam also originates 9 main socio economic issues (mentioned above) like other receiving countries.

The basic rationales for these issues including:

(i) pay too much attention to FDI quantity (width), less concern about the effectiveness of FDI utilization (depth);
(ii) support industries are both weak and insufficient…

The thesis has suggested several views and solutions to coping with, preventing socio economic issues arising from FDI (based on lessons taken from developing countries in Asia, especially in China, Malaysia and the real situation of FDI attraction in Vietnam). Of which, new contributions are focused on the following contents:

(1) enhance measures of anti transfer pricing;
(2) build strategies on investment attraction from TNC;
(3) establish the assistance system to support enterprises to import appropriate technology;
(4) attract FDI with careful selection attaching to sustainable development;
(5) invest in improvement of vocational training quality according to the guideline “enterprise-centred”; improve housing conditions and implement social welfare program for labors working at industrial zones.