Viện Đào tạo Sau đại học - ĐH KTQD

Nghiên cứu sinh Đặng Quý Dương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 25/12/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đặng Quý Dương, chuyên ngành Kinh tế quốc tế, với đề tài "Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam".
Thứ hai, ngày 24/11/2014

 

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
 
Đề tài luận án: Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế            
Mã số: 62310106
Nghiên cứu sinh: Đặng Qúy Dương
Người hướng dẫn: GS.TS Đỗ Đức Bình
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Luận án chứng minh rằng vốn FDI tác động tới các ngành công nghiệp chế tác ở cả hai khía cạnh trực tiếp và gián tiếp.
 
Tác động trực tiếp gồm các khía cạnh: (1) Tác động tới tổng vốn; (2) Tác động tới tăng trưởng trong ngành công nghiệp chế tác; (3) Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành công nghiệp chế tác; (4) Tác động tới thúc đẩy xuất khẩu trong ngành công nghiệp chế tác; (5) Tác động tới việc đóng góp vào nộp ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nền kinh tế của ngành công nghiệp chế tác; (6) Tác động tới việc hình thành những ngành công nghiệp mới trong ngành công nghiệp chế tác; (7) Tác động tới hình thành và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế tác.
 
Tác động gián tiếp gồm 4 kênh truyền dẫn(1) Kênh cạnh tranh bằng việc tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác; (2) Chuyển giao công nghệ và nghiên cứu triển khai; (3) Đào tạo và di chuyển nguồn nhân lực; (4) Liên kết của các doanh nghiệp theo chiều ngang và chiều dọc.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu và khảo sát của Luận án
 
1. Nguồn vốn FDI góp phần tăng trưởng sản lượng, thúc đẩy xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp chế tác theo hướng hợp lý.
 
2. Xét trên cấp ngành: ngành công nghiệp chế tác cấp 2, cấp 3, ngành công nghiệp chế tác cấp 3 trình độ thấp và trung bình, liên kết xuôi và liên kết ngược giữa các DN FDI và DN trong nước có tác động tiêu cực là làm giảm sản lượng của các ngành này. Chỉ có ngành công nghiệp chế tác cấp 3 trình độ cao là không chịu tác động tiêu cực, là do các DN trong nước thuộc các ngành này hợp tác với các DN FDI hiệu quả hơn do có nội lực và khả năng tốt hơn các DN trong các ngành cấp 3 trình độ trung bình và thấp.
 
3. Luận án đã đề xuất các quan điểm về tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của vốn FDI đối với ngành công nghiệp chế tác, trong đó có các quan điểm mang tính đột phá là:
 
(1) nguồn vốn FDI là nguồn vốn chiến lược và quan trọng của ngành công nghiệp chế tác;
(2) ngành công nghiệp chế tác cần coi việc được chuyển giao công nghệ hiện đại là một trong các lợi ích căn bản;
(3) nguồn vốn FDI trong ngành công nghiệp chế tác phải đóng vai trò quan trọng  vào việc đào tạo đội ngũ nhân lực;
(4) không phân biệt DN FDI và doanh nghiệp trong nước;
(5) coi trọng mối liên kết giữa DN FDI và DN trong nước;
(6)cụm công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp chế tác có vai trò quan trọng tận dụng tác động tích cực của vốn FDI;
(7) cần coi trọng cả việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong ngành công nghiệp chế tác;
(8) chiến lược về FDI của ngành công nghiệp chế tác phải đặt trong mối quan hệ với các chính sách kinh tế - xã hội khác. 
 
4. Trên cở sở đó Luận án đề xuất hai nhóm giải pháp:
 
(i) Đề xuất các giải pháp tận dụng tác động tích cực của vốn FDI tới các ngành công nghiệp   chế tác ở Việt Nam. Trong đó các giải pháp mang tính đột phá là: (1) tăng cường sự hiệu quả của các mối liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế tác; (2) phát triển các cụm công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp chế tác; (3) tăng cường công tác nghiên cứu và triển khai (R&D)
 
(ii) Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam. Trong đó các giải pháp mang tính đột phá là: (1) chính sách về FDI cần hạn chế tối đa thu hút FDI các ngành công nghệ thấp, giá trị gia tăng ít ; (2) nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ; (3) sự hỗ trợ của nhà nước đối với các ngành công nghiệp non trẻ.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-------------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
The thesis topic: The impact of foreign direct  investment capital on the manufacturing industries in Vietnam
Speciality: International economics (External economics)        
Code: 62310106
The fellow: Dang Quy Duong              
The instructor: Prof. Dr. Do Duc Binh
 
New academic and theoretical contributions
 
The thesis has proved FDI capital impacts on the manufacturing industries on both aspects of direct and indirect.
 
Direct impacts includes: (1) The impact on total capital; (2) The impact on the growth of the manufacturing industry; (3) The impact on economic restructuring in the manufacturing industry; (4) The impact on promoting export in manufacturing industry; (5) The impact on the contribution to the state budget and job creating in the manufacturing industry; (6) The impact on the formation of new industries in the manufacturing industry; (7) The impact on the formation and development of supporting industries for the manufacturing industry.
 
Indirect impacts includes 4 transmission channels:  (1) Competition channel by putting competitive pressure on enterprises in the manufacturing industry (2) Technology transfer and Research and Development; (3) Training and movement of human resources; (4) Vertical and horizontal linkages among enterprises.
 
The findings, new proposals drawn from the results and surveys of research
 
FDI contributes to productivity growth, export promotion and economic restructuring in the manufacturing industries in a reasonable way. 
In terms of levels: Manufacturing industries at level 2 and 3, the medium and low-tech manufacturing industries at level 3 are affected negatively by forward linkages and backward linkages among FDI firms and domestic firms, which is shown through output decline in these industries. Only the high-tech-3rd-level manufacturing industry is the exception because thanks to better internal resources and capabilities, domestic companies in this sector co-operate with FDI enterprises more efficiently than enterprises in the medium-and-low-3rd-level industries. 
 
The thesis has proposed some viewpoints of  taking advantage of the positive effects and mitigate the negative effects of FDI on manufacturing industries, including some breakthrough points of view such as:
 
(1) FDI is an important strategic capital for manufacturing industries;
(2) The manufacturing industry need to consider modern technology transfer as one of the fundamental interests;
(3) FDI in the manufacturing industry must play an important role in the training of human resources;
(4) Do not distinguish between FDI firms and domestic enterprises;
(5) Appreciate the linkages between FDI firms and domestic enterprises;
(6) The industrial clusters supporting manufacturing industry have an important role to take advantage of the positive impacts of FDI;
(7) Need to respect both attracting and using FDI effectively in manufacturing industries;
(8) The FDI strategy of manufacturing industry need to be put in relation with the socio-economic policies. 
 
On those bases, the thesis proposes two groups of solution: 
 
(i) The first is related to taking advantage of the positive impacts of FDI capital on the manufacturing industries in Vietnam. In which the breakpoints are: (1) strengthening the efficient of linkages and joint venture between enterprises in the manufacturing industry; (2) the development of industrial clusters supporting for the manufacturing industries; (3) boosting research and development (R & D)
 
(ii) The second is related to taking measures for restricting the negative impacts of FDI capital on the manufacturing industries in Vietnam. In which innovative solutions are: (1) FDI policy to minimize attracting FDI capital into low-tech and low added value industries; (2) improving  the efficiency of technology transfer activities; (3) the State support for the fledgling industries.