Nghiên cứu sinh Lê Hà Trang bảo vệ luận án tiến sĩ
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106
Nghiên cứu sinh: Lê Hà Trang Mã NCS: TS4117QT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, luận án đã xây dựng mới khung lý thuyết về 5 kênh tác động của FDI đối với sự tham gia GVC, cụ thể thông qua: (1) ảnh hưởng của FDI tới dòng thương mại hàng hóa trung gian giữa quốc gia đi và nhận đầu tư; (2) việc bổ sung các nguồn lực sản xuất cho quốc gia nhận đầu tư; (3) vai trò định hướng của các MNC và doanh nghiệp dẫn đầu chuỗi giá trị; (4) việc thúc đẩy liên kết liên ngành và làm thay đổi cấu trúc thị trường tại quốc gia nhận đầu tư; và (5) việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại quốc gia nhận đầu tư.
Thứ hai, mô hình thực nghiệm của luận án đã bổ sung: (1) biến kiểm soát thể hiện mức độ tương đồng giữa quốc gia đi và nhận đầu tư trong một số khía cạnh bao gồm quy mô kinh tế, lực lượng lao động, trình độ công nghiệp hóa, cơ sở hạ tầng và thể chế; (2) biến điều tiết phản ánh mức độ liên kết thương mại, chuyển giao công nghệ, và cơ sở hạ tầng. Trong quy trình nghiên cứu, luận án bổ sung hồi quy với một số mẫu con phân chia theo tiêu chí về thời gian và đối tác.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Thứ nhất, kết quả hồi quy với toàn bộ mẫu cho thấy FDI song phương có tác động tích cực đối với sự tham gia GVC của Việt Nam theo liên kết ngược là rõ ràng, còn tác động đối với liên kết xuôi là không rõ ràng. Thứ hai, đối với các mẫu con: (1) Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, FDI thể hiện tác động tích cực hơn tới sự tham gia GVC của Việt Nam theo cả hai chiều liên kết; (2) FDI từ các đối tác Châu Á có tác động tích cực nhất tới sự tham gia GVC của Việt Nam theo cả hai chiều liên kết; và (3) chỉ có dòng FDI từ những đối tác đóng góp lớn trong lĩnh vực chế biến chế tạo mới có tác động tích cực tới sự tham gia GVC của Việt Nam theo cả hai chiều liên kết, FDI từ những đối tác có mức đóng góp thấp trong lĩnh vực chế biến chế tạo làm giảm tỷ lệ liên kết xuôi của Việt Nam với GVC. Thứ ba, liên kết thương mại và mức độ phát triển về cơ sở hạ tầng trong nước giúp hỗ trợ tác động tích cực của FDI đối với sự tham gia GVC của Việt Nam theo cả hai chiều liên kết. Trong khi đó, mức độ chuyển giao công nghệ chỉ có khả năng hỗ trợ FDI trong việc thúc đẩy các liên kết xuôi trong GVC. Thứ tư, FDI theo ngành thể hiện mối tương quan thuận chiều với sự tham gia GVC của Việt Nam theo cả hai chiều liên kết.
Từ những phát hiện mới kể trên, luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp bao gồm: (1) thu hút FDI theo định hướng GVC; (2) hoàn thiện quy trình quản lý, và giám sát triển khai hoạt động quản lý FDI; (3) gia tăng liên kết doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI; (4) thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong DNNVV; và (5) phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và thương mại trong GVC.
------------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
The thesis topic: Impact of Foreign Direct Investment on Global Value Chain participation of Vietnam
Field of study: International Economics Code: 9310106
PhD candidate: Le Ha Trang PhD candidate Code: TS4117QT
Supervisors: Associate Professors. Dr. Ngo Thi Tuyet Mai
Educational Institution: National Economics University
The thesis presents novel contributions in terms of academic and theoretical aspects:
Firstly, the thesis has built a new theoretical framework on 5 channels of FDI's impact on GVC participation, specifically through: (1) the influence of FDI on trade flows of intermediate goods between home and host countries; (2) the addition of productive resources to the host country; (3) the guiding role of MNCs and leading enterprises; (4) the promotion of inter-industry linkages and changes in the market structure in the host country; and (5) the improvement of the business investment climate in the host country.
Secondly, the thesis's empirical model has added: (1) control variables representing the degree of similarity between the home and host countries in some of aspects including economic scale, labor force, level of industrialization, infrastructure and institutions; (2) the moderating variables reflecting the degree of trade linkage, technology transfer, and infrastructure. In the research process, the thesis supplemented regression with some subsamples divided by time and partner criteria.
New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis
First, the regression results with the entire sample show that bilateral FDI has a positive impact on Vietnam's GVC backward participation, the impact on forward participation is unclear. Second, for the subsamples: (1) After Vietnam joined the WTO, FDI has showed a more positive impact on Vietnam's GVC participation in both directions; (2) FDI from Asian partners has the most positive impact on Vietnam's GVC participation in both directions; and (3) only FDI from major contributors in the manufacturing sector has a positive impact on Vietnam's GVC participation in both directions. In contrast, FDI from other partners with low-contribution in the manufacturing sector can reduce Vietnam's GVC forward participation. Third, the level of trade linkage with the source country and the development of infrastructure are likely to support the positive effects of FDI on Vietnam's GVC participation in both directions. Meanwhile, the level of technology transfer can only support FDI in promoting Vietnam's GVC forward participation. Fourth, FDI by industry shows a positive correlation with Vietnam's GVC participation in both directions
From the above new findings, the thesis proposes 5 solutions to take advantage of FDI to promote Vietnam's GVC participation, including: (1) attracting GVC-oriented FDI; (2) enhancing the process of management and monitoring the implementation of FDI activities; (3) increasing links between domestic and FDI enterprises; (4) promoting technology transfer in SMEs; and (5) developing infrastructure for production and trade in GVCs.