Nghiên cứu sinh Nguyễn Bích Ngọc bảo vệ luận án tiến sĩ
Vào 16h00 ngày 23/05/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Bích Ngọc, chuyên ngành Kinh tế quốc tế, với đề tài "Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu".
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Bích Ngọc
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, Luận án đã hoàn thiện khái niệm biện pháp phi thuế quan theo ba điểm sau: i) biện pháp phi thuế quan tác động đến thương mại qua chi phí sản xuất (từ phía cung) và hành vi tiêu dùng (từ phía cầu); ii) tác động của biện pháp phi thuế quan dẫn đến sự thay đổi về lượng, giá cả hoặc cả hai; iii) biện pháp phi thuế quan có thể tác động tạo thuận lợi thương mại hoặc cản trở thương mại hoặc đồng thời cả hai tác động trên.
Thứ hai, nghiên cứu mở rộng 02 phương pháp đo lường tác động biện pháp phi thuế quan. Phương pháp thứ nhất là phương pháp tiếp cận trực tiếp thông qua 03 chỉ số đo lường phạm vi tác động là Chỉ số bao phủ, Chỉ số tần suất xuất hiện và Chỉ số phạm vi ảnh hưởng. Phương pháp thứ hai là phương pháp tiếp cận gián tiếp bằng định lượng tác động của biện pháp phi thuế quan đến lợi ích mở rộng (khả năng gia nhập thị trường) và lợi ích tiếp nối (sự thay đổi về lượng giao dịch). Dựa trên cơ sở lý thuyết về tác động của biện pháp phi thuế quan của Disdier và Marette (2010) và lý thuyết thương mại mới của Melitz (2003), luận án phát triển và bổ sung các biến kiểm soát liên quan đến chính sách thương mại như thuế quan và hội nhập kinh tế khu vực nhằm đánh giá tác động của biện pháp phi thuế quan áp dụng từ các nước đang phát triển.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Luận án đã có những phát hiện mới, cụ thể: (i) Biện pháp phi thuế quan áp dụng từ nước đang phát triển thường tạo tác động cản trở đến khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài thông qua chi phi biến đổi hoặc chi phí cố định tăng thêm để đáp ứng các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật và biện pháp kiểm dịch vệ sinh động thực vật; (ii) Biện pháp phi thuế quan có tác động tạo thuận lợi mở rộng thương mại hay phân bổ thị trường cho các doanh nghiệp có hiệu quả hơn hoặc doanh nghiệp từ các thị trường có liên kết song phương hoặc khu vực khi có sự can thiệp của Chính phủ; (iii) Mức tác động của biện pháp phi thuế quan là không đáng kể so với thuế quan và hội nhập kinh tế khu vực trong chính sách thương mại của các nước đang phát triển
Từ các kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất quản lý nhập khẩu nông sản bằng biện pháp phi thuế quan, cụ thể: (i) tăng cường sự công nhận lẫn nhau về các quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật và chứng nhận kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm giữa các nước trong liên kết song phương và đa phương; (ii) triển khai các thủ tục trực tuyến và phát triển cơ sở dữ liệu điện tử quốc gia liên thông với cơ chế một cửa ASEAN; (iii) tăng cường tính minh bạch trong cơ chế thực thi và thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng; (iv) phát triển các công cụ và hệ thống cảnh báo sớm các nguy hại, phát triển thiết bị công nghệ đo lường chất lượng hàng nông sản; (v) Ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc; đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực trong hoạt động kiểm tra.
Nội dung của luận án xem tại
đây.
---------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Thesis: Study the impact of Vietnams non-tariff measures on imported agricultural products
Major: International Economics
PhD candidate: Nguyen Bich Ngoc
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Ngo Thi Tuyet Mai
Institution: National Economics University
New academic and theoretical contribution:
Firstly, the thesis has approached comprehensively the concept of non-tariff measures according to the following three points: i) non-tariff measures affecting trade through production costs (from the supply side) and consumption behavior (from the demand side); ii) the impact of a non-tariff measure resulting in a change in quantity, price or both; iii) non-tariff measures that may either facilitate trade or hinder trade or both.
Secondly, the thesis develops two methodologies to measure the impact of non-tariff measures. The first one is direct approach by 03 indices including Coverage ratio, Frequency ratio and Prevalence ratio. The second methodology is indirect approach by quantifying on the impact of non-tariff measures at two levels including the impact on the probability of market access (called extensive margin) and the impact on trade value (called intensive margin) through change of fixed costs and variable costs. Based on the theory of the impact of non-tariff measures by Disdier and Marette (2010) and the new trade theory of Melitz (2003), the thesis develops and adds control variables related to trade policy such as tariff and regional economic integration, which aims to assess the impact of non-tariff measures imposed by developing countries.
New findings and proposals from the research results of the thesis
The thesis has made new findings, in particular: (i) Non-tariff measures applied from developing countries often have an impact on the market access ability of foreign enterprises through variable costs or fixed costs that added to meet standards of technical standards and sanitary and phytosanitary measures; (ii) Non-tariff measures that facilitate trade expansion or market allocation to more efficient enterprises or enterprises from bilateral or regional markets when there has the government intervention; (iii) The impact of non-tariff measures is minimal compared to tariffs and regional economic integration in developing countries trade policies.
From the research results, the thesis proposes the solutions to manage agricultural imports by non-tariff measures, specifically: (i) strengthening mutual recognition of technical standards, standards and quarantine certificates hygiene and food safety between countries in bilateral and multilateral agreements; (ii) implement online procedures and develop national electronic database linked to ASEAN Single Window; (iii) enhance transparency in enforcement mechanisms and product information to consumers; (iv) developing tools and systems for early warning of hazards, developing technological equipment for measuring the quality of agricultural products; (v) Application of technology in traceability; investing in facilities and resources in specialized inspection activities for imported agricultural products.