Nghiên cứu sinh Nguyễn Phương Trang bảo vệ luận án tiến sĩ
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố thu hút lao động nước ngoài có kỹ năng là người nước ngoài vào Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Phương Trang Mã NCS: NCS38.01B5QT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai, PGS.TS. Lưu Bích Ngọc
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Nghiên cứu này cung cấp một phân tích thực nghiệm định lượng để đánh giá vai trò của các nhân tố thu hút lao động nước ngoài có kỹ năng vào Việt Nam. Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng một cơ sở mô hình lý thuyết để tiến hành nghiên cứu các nhân tố hút lao động di cư quốc tế có kỹ năng vào một nước đang phát triển như Việt Nam vẫn còn là “khoảng trống” do đây là hiện tượng đang nổi lên trong bối cảnh của các nền kinh tế mới nổi chịu ảnh hưởng của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, hạn chế về dữ liệu là rào cản lớn nhất đối với các nhà nghiên cứu. Điểm mới đầu tiên của nghiên cứu là bù đắp “khoảng trống” này bằng cách sử dụng dữ liệu lao động nước ngoài có kỹ năng vào Việt Nam được thu thập theo bốn vị trí việc làm được pháp luật cho phép. Điểm mới tiếp theo là nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam - một quốc gia gửi lao động với điều kiện đặc thù về kinh tế, xã hội và văn hóa của một quốc gia đang phát triển theo định hướng thị trường. Nghiên cứu này có đóng góp quan trọng về mặt lý thuyết bằng việc mở rộng và điều chỉnh các khung lý thuyết trong các nghiên cứu trước đây để phù hợp hơn với khu vực các nước đang phát triển. Nghiên cứu đã mở rộng mô hình nhập cư quốc tế do Gross & Schmitt (2003) phát triển ở khía cạnh: (i) ý tưởng chính của việc phát triển mô hình lý thuyết đánh giá vai trò của các nhân tố hút lao động di cư quốc tế là sự khác biệt trong phân phối thu nhập cho lao động di cư quốc tế có kỹ năng được tạo ra từ các đặc trưng về kinh tế, văn hóa và xã hội của quốc gia xuất cư và quốc gia nhập cư và sự khác biệt này chỉ diễn ra ở nhóm di cư có kỹ năng. Theo đó, nghiên cứu đã nhấn mạnh sự khác biệt về tầm quan trọng của các nhân tố hút tới từng nhóm vị trí việc làm của lao động nước ngoài có kỹ năng vào Việt Nam; (ii) sẽ có những loại chi phí di cư như phí bảo hiểm liên quan đến phân nhóm văn hóa ở quốc gia nhập cư tồn tại và phụ thuộc vào kỹ năng, chi phí di chuyển và chi phí liên quan tới các chính sách thu hút lao động có kỹ năng di cư quốc tế. Điểm mới nữa của nghiên cứu là sử dụng dữ liệu theo các địa phương để đánh giá đặc trưng của từng địa phương trong thu hút lao động nước ngoài có kỹ năng tới các vùng miền khác nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh mới khi Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế và trong giai đoạn phục hồi kinh tế xã hội sau đại dịch Covid-19. Việc thực hiện nghiên cứu trong một bối cảnh toàn cầu nhiều rủi ro sẽ góp phần cung cấp các khuyến nghị chính sách mang tính cấp thiết.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án
Thực nghiệm chỉ ra (i) ba nhân tố: số lượng vốn FDI và mức độ hội nhập quốc tế, hiện trạng sử dụng và nhu cầu với lao động có kỹ năng, chất lượng môi trường thể chế và các điều kiện hấp dẫn lao động nước ngoài có kỹ năng có ý nghĩa thu hút lao động nước ngoài có kỹ năng vào Việt Nam; (ii) các đặc trưng kinh tế và xã hội của các địa phương có tác động hút lao động nước ngoài vào Việt Nam; (iii) cần đẩy mạnh phát triển quy hoạch vùng và liên kết vùng để tăng cực sự thu hút lao động di cư, đặc biệt chú trọng ở 3 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung và Đông Nam Bộ; (iv) bối cảnh phục hồi kinh tế hậu Covid-19 đòi hỏi các chính sách thu hút lao động người nước có kỹ năng cần điều chỉnh trên phương diện đảm bảo thích ứng cao trong điều kiện có nhiều thay đổi về tính chất và phương thức làm việc để đáp ứng tốt hơn với xu hướng làm việc từ xa. Từ những phát hiện mới của nghiên cứu, nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị thiết thực cho quá trình thiết kế chính sách thu hút lao động nước ngoài có kỹ năng vào Việt Nam phục vụ cho mục tiêu vĩ mô về phát triển kinh tế.
----------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
The thesis topic: Research on factors attracting skilled migrant workers to Vietnam
Speciality: International economics Code: 9310106
Candidate: Nguyen Phuong Trang Candidate’s code: NCS38.01B5QT
Instructors: Pro.Dr. Ngo Thi Tuyet Mai, Pro.Dr. Luu Bich Ngoc
Institution: The National Economics University
New academic and theoretical contributions
The thesis has provided a quantitative analysis to assess the role of pull factors in attracting skilled international migrants worker to Vietnam. The empirical thesis has built a theoretical model basis to conduct research on pull factors attracting skilled migrant workers to a developing country like Vietnam, which is still a "gap in literature" due to the growing phenomenon in the context of emerging economies influenced by globalization and international integration. Besides, limited data is a significant barrier for researchers. The first contribution of the thesis is to fill this "gap" by using data on skilled migrant workers entering Vietnam, collected in four legally permitted employment positions. The second contribution is the thesis conducted in Vietnam - a worker-sending country with specific economic, social and cultural conditions of a market-oriented developing country. This study makes an important theoretical contribution by expanding and adjusting the theoretical frameworks in previous studies to be more relevant to the developing country.
The study has extended the international immigration model developed by Gross & Schmitt (2003) in terms of firstly, the main idea of developing a theoretical model to assess the role of factors attracting migrant workers. International migration is the difference in income distribution for skilled migrant workers resulting from the economic, cultural and social characteristics of the sending and receiving countries and this difference only occurs in skilled migrants. Accordingly, the thesis has emphasized the difference in the importance of factors attracting each group of skilled international migrants worker to Vietnam. Secondly, there will be types of migration costs such as premiums related to subculture in the country of immigration that exist and depend on skills, travel costs and costs associated with policies that attract skilled migrant workers. Another contributions of the study is the use of data by localities to assess the characteristics of each locality in attracting skilled foreign workers to different regions. In addition, the study was conducted in a new context when Vietnam actively integrates into the global market during the socio-economic recovery period after the Covid-19 pandemic. Conducting the thesis in such risky circumstances will help provide urgent policy recommendations.
New findings and recommendations drawn from the research and survey of the thesis
The thesis indicates that (i) three key pull factors to skilled migrant workers are FDI capital and international integration, the current status of use and demand for skilled labor, the quality of the institutional environment and the conditions for attracting skilled international migrants worker; (ii) economic and social characteristics of localities have played an essential part in attracting skilled migrant workers to Vietnam; (iii) it is necessary to promote the development of regional planning and regional linkage to increase the attraction of skilled migrant workers, especially focusing on the three Northern Midlands and Mountainous regions; North Central Coast and Central Coast and Southeast of Vietnam; (iv) the post-Covid-19 economic recovery periods requires that policies to attract skilled international migrants worker need to be adjusted in terms of ensuring high adaptability in the context of many changes in nature and methods of working style, to better respond to the trend of working remotely. From the new findings of the thesis, it has made practical recommendations for the process of designing policies to attract skilled migrant workers to Vietnam to reach the goal of macro economic development.