Viện Đào tạo Sau đại học - ĐH KTQD

Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thúy Hồng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 09/09/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Thúy Hồng, chuyên ngành Kinh tế quốc tế, với đề tài "Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO".
Thứ bảy, ngày 09/08/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại)           
Mã số: 62.31.01.06
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thúy Hồng  
Người hướng dẫn: GS.TS Đỗ Đức Bình

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1) Các nghiên cứu trước đây về chính sách thúc đẩy xuất khẩu không xuất phát từ nội hàm của chính sách thúc đẩy xuất khẩu mà tiếp cận dưới các công cụ điều chỉnh nên tính hệ thống không cao. Khắc phục nhược điểm này, Luận án đã phát triển và làm rõ thêm khái niệm, nội dung chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở quy trình chính sách để làm cơ sở nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu hang hóa của Việt Nam vào thị trường EU.

(2) Luận án đã xây dựng quy trình chính sách trên cơ sở giai đoạn hoạch định chính sách, giai đoạn thực thi và giai đoạn đánh giá chính sách.

(3) Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và trong nước, Luận án đã chỉ rõ chính sách xuất khẩu phải theo kịp quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu với sự gia tăng các yếu tố tri thức trong sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó việc xây dựng triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển xuất khẩu trên thực tế của Việt Nam còn chậm trễ dẫn đến bị động, lúng túng trong việc xây dựng quy trình chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.

(4) Luận án đã chỉ rõ việc những điểm hợp lý trong xây dựng và thực thi chính sách của Việt Nam đã được điều chỉnh từng bước và đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó luận án cũng chỉ ra  những bất cập trong hoạch định chính sách thức đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang EU có tính rõ ràng, minh bạch không cao. Việc xây dựng triển khai quy hoạch, và thực thi chưa gắn kết chặt chẽ.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

(1) Luận án xác định cần đẩy nhanh quá trình đàm phán để ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam và EU để tận dụng ưu đãi chính sách nhập khẩu của EU trong việc giảm và xóa bỏ rào cản thuế quan với một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giầy… khi xuất khẩu sang EU - Đây là điều kiện tiên quyết để hoàn thiện và đổi mới chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới.

(2) Luận án cho rằng, việc xây dựng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU cần phải tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương trong xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU.

(3) Giám sát chặt chẽ và tạo sự phối hợp giữa xây dựng chính sách và thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu theo hướng tuân thủ các nguyên tắc thị trường, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

The thesis topic: Policy on promoting export of Vietnam’s goods to the EU market under conditions of participation in the WTO
Speciality: International economics (External economics)       
Code: 62.31.01.06
The fellow: Nguyen Thi Thuy Hong             
The instructor: Prof. Dr. Do Duc Binh

New academic and theoretical contributions

(1)    The previous studies on export promotion policies do not stem from the inclusion of these policies but approach them as an adjustment tool so their systematic characteristic is not so high. Overcoming this drawback, the thesis develops and clarifies the concepts and content of policies on promoting export of goods on the basis of the policy process to serve as a basis for studying policies on promoting export of Vietnam’s goods to the EU.

(2)    The thesis develops a policy process based on the policy making phase, the implementation phase and the policy evaluation phase.

(3) Based on the context of international and domestic, indicating Thesis export policies to keep the process of liberalization of global trade to increase knowledge elements in the export product. Besides building deployment planning, development planning on the actual export of Vietnam has led to the delay, confusion in the construction of the policy process, policy implementation and evaluate promote exports of Vietnam to the EU market.

(4) The thesis indicating the appropriate point in the formulation and implementation of policies of Vietnam has been gradually adjusted and meet the development requirements of the country, in accordance with the provisions of the WTO and international practices. Besides, the thesis also pointed out the inadequacies of official policy push Vietnams exports to the EU have clarity and transparency is not high. The built-deployment planning and execution are not closely linked.

New findings and recommendations drawn from the research and survey of the thesis

(1) Determine the thesis should expedite the process of negotiating trade agreements signed Vietnam and the EU to take advantage of preferential imports of EU policy in reducing and eliminating tariff barriers for some Vietnams key products such as textiles, shoes and leather ... while exports to the EU - This is a prerequisite to perfection and innovation policies to promote export of Vietnam to the EU in the near future.

(2) The thesis that the formulation of policies to promote exports of goods to the EU market need to create a mechanism for close coordination and effectiveness between the ministries, commissions and agencies from central to local construction, planning and implementation of policies to promote exports to the EU market.

(3) Closely monitoring and creating coordination between policy formulation and implementation of policies to promote export oriented adhere to market principles, in accordance with the practices and international standards.