Nghiên cứu sinh Tống Thị Minh Phương bảo vệ luận án tiến sĩ
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106
Nghiên cứu sinh: Tống Thị Minh Phương Mã NCS: NCS39.09QT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Tạ Văn Lợi, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, luận án đóng góp vào hệ thống lý thuyết về FTA thế hệ mới, đưa ra khung phân tích cụ thể để đánh giá tác động của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển FDI vào Việt Nam, trong đó, đánh giá đề cập đến các khía cạnh phi thương mại của FTA thế hệ mới. Luận án cũng đưa ra định nghĩa, dấu hiệu dịch chuyển FDI trong khuôn khổ nghiên cứu.
Thứ hai, luận án xây dựng mô hình tác động của FTA thế hệ mới lên dịch chuyển đầu tư. Dưới góc độ lý thuyết, nghiên cứu đóng góp vào tiền đề cho các hướng nghiên cứu chuyên sâu về tác động của FTA thế hệ mới đến sự dịch chuyển FDI vào Việt Nam. Và tác động của FTA thế hệ mới khác các FTA thế hệ trước như thế nào.
Kết quả nghiên cứu cho thấy (1) sự không thể tách rời của việc đánh giá khía cạnh phi thương mại của FTA thế hệ mới khi nghiên cứu loạt FTA này và ảnh hưởng của chúng đến dịch chuyển FDI vào các quốc gia (các nghiên cứu trước chỉ đánh giá khía cạnh kinh tế nói chung), (2) nhấn mạnh tầm quan trọng của khía cạnh phi thương mại của FTA thế hệ mới đối với sự dịch chuyển của nguồn vốn FDI (ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng). Cách thức phân tích và quy trình nghiên cứu kết hợp của luận án này có thể được áp dụng ở các nghiên cứu đánh giá FTA trong tương lai khi số lượng FTA thế hệ mới có khả năng tăng lên trong tương lai giữa các quốc gia, hoặc có nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu tham gia vào các FTA thế hệ mới có sẵn hiện nay hoặc chủ động đề xuất đàm phán FTA theo hướng thế hệ mới, đây cũng là xu thế trong tương lai.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương đồng với các nghiên cứu trước đây, FTA thế hệ mới có ảnh hưởng tích cực đến dịch chuyển dòng FDI vào quốc gia nhận đầu tư. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Quy trình đánh giá tác động của FTA thế hệ mới đến dịch chuyển FDI vào quốc gia có thể hoàn thiện hơn thông qua việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Cụ thể, về mặt định lượng, các nghiên cứu trước đây cho rằng, chỉ sau khi có hiệu lực thì FTA mới bắt đầu có tác động lên dịch chuyển FDI (do có độ trễ). Thực tế, nghiên cứu định tính cho thấy với một số ngành kinh tế (sản xuất), trong giai đoạn bắt đầu đàm phán FTA, kỳ vọng của nhà đầu tư về lợi ích do FTA mang lại và tính chất FTA thế hệ mới có hiệu lực ngay (thời gian ân hạn ngắn cho nước ký kết) có thể làm thay đổi quyết định đầu tư của nhà đầu tư (đầu tư ngay để chờ thời điểm FTA có hiệu lực). (2) Kết quả định lượng cũng cho thấy cần áp dụng đàm phán và thực thi FTA thế hệ mới theo lộ trình kết hợp với các FTA truyền thống sẽ tăng hiệu quả trong thu hút FDI từ các nước vào Việt Nam. (3) Nghiên cứu cung cấp cho các nhà quản lý một phần tri thức mới về mức độ tác động và các kênh tác động đến dịch chuyển FDI của FTA thế hệ mới. Trên cơ sở này, các nhà quản lý có thể hoạch định các chính sách phù hợp, hay điều chỉnh để thúc đẩy quá trình thực thi FTA thế hệ mới sao cho có tác động tích cực lên dịch chuyển FDI vào Việt Nam. Luận án chỉ ra việc ký kết FTA thế hệ mới mặc dù là một mốc quan trọng đối với Việt Nam, những yếu tố khác trong môi trường đầu tư ở Việt Nam vẫn đóng vai trò lớn trong việc thu hút, dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam. Muốn phát huy hiệu quả mong muốn của FTA thế hệ mới, các nhà quản lý và thực thi cần kết hợp duy trì môi trường đầu tư phù hợp và hấp dẫn.
Từ kết quả nghiên cứu, phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế, những cơ hội và thách thức do FTA thế hệ mới mang lại cho dịch chuyển FDI vào Việt Nam, luận án đưa ra hệ thống các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy thu hút, dịch chuyển FDI vào Việt Nam.
------------------------------------
ORIGINAL CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
Dissertation title: The impacts of new generation of free trade agreements (FTAs) on the FDI shift into Vietnam
Specialization: International Economics Specialization: code: 9310106
PhD Candidate: Tong Thi Minh Phuong PhD ID: NCS39.09QT
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Ta Van Loi, and Assoc. Prof. Dr. Nguyen Dinh Tho
Educational Unit: National Economics University
Original contributions to academic and theoretical aspects
Firstly, the dissertation contributes to the theoretical system of new generation of free trade agreements (FTAs), providing a specific analytical framework to evaluate the impacts of new generation FTAs on the shift of foreign direct investment (FDI) into Vietnam. This evaluation addresses the non-trade aspects of new generation FTAs. The dissertation also defines and identifies the indicators of FDI shifts within the scope of the study.
Secondly, the dissertation develops a model of the impacts of new generation FTAs on investment shifts. Theoretically, the research contributes to the foundation for in-depth studies on the impacts of new generation FTAs on the shift of FDI into Vietnam and how the impacts of new generation FTAs differ from those of traditional FTAs.
The research results indicate (1) the inseparability of evaluating the non-trade aspects of new generation FTAs when studying this series of FTAs and their influence on FDI shifts into countries (previous studies only evaluated the economic aspects in general), and (2) emphasize the importance of the non-trade aspects of new generation FTAs on the shift of FDI sources (affecting both quantity and quality). The combined analysis method and research process of this dissertation can be applied to future FTA evaluation studies.
Recommendations derived from the findings of the dissertation
The research results indicate a similarity with previous studies that new generation FTAs positively impact the shift of FDI into the recipient country. However, the research results indicate: The process of evaluating the impacts of new generation FTAs on FDI shifts into the country can be improved by combining multiple research methods. Specifically, quantitatively, previous studies suggested that FTAs begin to impact FDI shifts only after they come into effect (due to a lag effect). In reality, qualitative research shows that for some economic sectors (such as manufacturing), during the initial FTA negotiation phase, investors' expectations of the benefits brought by the FTAs and the immediate effect of new generation FTAs (with short grace periods for signatories) can change investment decisions (investing early to wait for the FTA's effective date). Quantitative results also show that negotiating and implementing new generation FTAs in conjunction with traditional FTAs and previous agreements will increase efficiency in attracting FDI from countries into Vietnam.
The research provides policy makers with new knowledge about the extent and channels of impacts on FDI shifts by new generation FTAs. The dissertation points out that although the signing of new generation FTAs is a significant milestone for Vietnam, other factors in the investment environment in Vietnam still play a major role in attracting and shifting investment into the country. To maximize the desired effectiveness of new generation FTAs, managers and implementers need to maintain a suitable and attractive investment environment.
From the research results, analysis of the domestic and international context, and the opportunities and challenges brought by new generation FTAs for FDI shifts into Vietnam, the dissertation offers policy recommendations to promote the attraction and shift of FDI into Vietnam.