Nghiên cứu sinh Trần Thùy Linh
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu bền vững hàng dệt may của Việt Nam sang EU
Ngành đào tạo: Kinh tế quốc tế Mã ngành: 9310106
Nghiên cứu sinh: Trần Thùy Linh
Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Cơ sở đào tạo: Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp về học thuật, lý luận
Vận dụng lý thuyết thể chế, các bên liên quan, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn lực để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến cả ba khía cạnh phát triển xuất khẩu bền vững hàng dệt may, luận án chỉ ra một số điểm chính về lý luận.
Thứ nhất, “cạnh tranh trên thị trường” và “hỗ trợ của Chính phủ” có ảnh hưởng tích cực. Kết quả này trái ngược với một số kết quả trước đây ở quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình và khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ trong xu hướng cạnh tranh mới hướng đến xanh hóa, bền vững ngay tại các nước đang phát triển. Trong khi đó, tác động “hỗ trợ của Chính phủ” còn nhỏ hơn so với kỳ vọng của nhiều nghiên cứu trước do bối cảnh về nhận thức của doanh nghiệp và độ trễ, bất cập trong thực thi chính sách hỗ trợ.
Thứ hai, “văn hóa nhân văn” có tác động tích cực mạnh mẽ trong số các nguồn lực. Trong khi đó, các nghiên cứu về phát triển bền vững trước thường xem nhẹ vai trò này so với nhân tố hữu hình hoặc đa phần chỉ đặt trong mối quan hệ với trách nhiệm xã hội;
Thứ ba, “quy định, tiêu chuẩn về phát triển xuất khẩu bền vững hàng dệt may; cam kết về phát triển bền vững trong FTA thế hệ mới; khả năng đổi mới công nghệ; vốn nhân lực” ảnh hưởng tích cực đáng kể trong khi “yêu cầu về quy tắc xuất xứ” tác động tiêu cực khá lớn.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất bốn nhóm giải pháp chính để phát triển xuất khẩu bền vững hàng dệt may Việt Nam.
Thứ nhất, cần hoàn thiện, bổ sung quy định còn thiếu hoặc xung đột so với quốc tế về “lao động trẻ em, thiết chế đại diện người lao động, giải quyết quan hệ lao động”; thiết lập, cập nhật định kỳ tiêu chuẩn, định mức của ngành về chất thải, tiêu thụ năng lượng, hóa chất và khung kinh tế tuần hoàn;
Thứ hai, cần triển khai chính sách thuế, tín dụng xanh với doanh nghiệp cam kết thực hiện phát triển bền vững; đặc biệt ưu đãi cho dự án dệt nhuộm, phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ hoặc đầu tư đổi mới công nghệ để xử lý ô nhiễm, tăng cường tái chế, tái sử dụng và tiết kiệm năng lượng;
Thứ ba, cần tiếp tục thu hút đầu tư vào dự án phát triển khu công nghiệp tập trung, xây dựng kết cấu hạ tầng cho các cụm công nghiệp theo tổ hợp khép kín (xơ sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất); xúc tiến chuỗi cung ứng xanh qua ứng dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn;
Thứ tư, cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với cơ chế tiền lương hấp dẫn để thu hẹp khoảng cách giữa mức lương tối thiểu và mức lương đủ sống, thương lượng tập thể về tiền lương trong doanh nghiệp.
----------------------------------------------------
ORIGINAL CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
Dissertation title: The factors influencing the sustainable export development of Vietnam’s textile and garment to the European Union
Specialization: International Economics Specialization code: 9310106
PhD candidate: Tran Thuy Linh
Supervisor: Prof.Dr. Do Duc Binh
Institution: National Economics University
Original contributions on academic and theoretical aspects
This dissertation evaluates the factors affecting three aspects of sustainable export development of the textile and garment based on the theories of institutionalism, stakeholder engagement, international economic integration and resource-based perspectives. It has made significant theoretical contributions to the existing literature as follows.
Firstly, “market competition” and “government support” have a positive impact, which contrasts with findings from previous studies in low and middle-income countries. This highlights a significant shift in the competitive trend toward greening and sustainability in developing economies. The influence of “government support” is lower than expected in some prior studies, likely due to the context of enterprise awareness and the delay and inadequacy in the implementation of support policies.
Secondly, “humanistic culture” has a strong positive impact among resource factors. Meanwhile, previous studies on sustainable development often underestimate this role compared to tangible factors or are mostly only placed in relation to social responsibility;
Thirdly, “regulations and standards; sustainable development commitment in new-generation FTA; technological innovation capability; human capital” have a significant positive effect while “ the requirement for rules of origin” has a considerable negative impact.
Recommendations derived from the findings of the dissertation
Based on the research results, this dissertation has proposed four main solution groups for the sustainable export development of Vietnam's textiles and garments.
Firstly, completing and supplementing regulations that are missing or conflicting compared to international regulations on “child labor, employee representative institutions, settlement of labor relations”; establishing and periodically updating industry standards and norms on waste, energy consumption, chemicals and the circular economy framework;
Secondly, implementing tax and green credit policies for enterprises committed to sustainable development; special incentives for textile and dyeing projects, supporting industrial clusters development or investment in technological innovation to treat pollution, increase recycling, reuse and save energy;
Thirdly, attracting investment in projects to develop centralized industrial zones, building infrastructure for industrial clusters in closed complexes (fiber, weaving, dyeing, finishing); promoting green supply chains through the application of circular business models;
Fourth, developing high-quality human resources associated with an attractive wage mechanism to narrow the gap between the minimum wage and the living wage, promoting collective bargaining on wages in enterprises.